Tiến sĩ Heather Koza, Bệnh viện Michigan (Mỹ) cho biết, chưa có nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng sử dụng thực phẩm chống viêm như vitamin C sẽ khiến việc tiêm vắc xin sẽ hiệu quả hơn. Nhưng nhìn chung, ăn những thực phẩm dinh dưỡng cao và bổ sung thêm vitamin C sẽ giúp ích nhiều cho hệ miễn dịch.
Tiến sĩ William Li, Giám đốc Y khoa Angiogenesis Foundation cũng nhìn nhận, không có bằng chứng chắc chắn nào về việc dùng bất kỳ chất bổ sung nào có thể tạo ra COVID vắc xin hoạt động tốt hơn.
Tất cả vắc xin COVID đều đã được thử nghiệm ở những người đang ăn theo chế độ thông thường, do đó có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt nào. Mọi người nên cảnh giác với bất kỳ chất bổ sung hoặc sản phẩm nào được cho là tăng cường phản ứng với vắc xin.
Tuy nhiên, các chuyên gia đồng quan điểm, trước và sau khi tiêm vắc xin thì việc ăn chủ yếu thực phẩm toàn trái cây và rau quả và hạn chế thực phẩm chế biến sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn vì cơ thể ít bị viêm hơn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh được duy trì lâu dài có thể cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch và giúp chúng ta chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn và có thể tăng cường phản ứng miễn dịch khi tiêm chủng.
Tiến sĩ Louis Malinow, Bệnh viện Persona Nutrition cho biết, các loại dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành và các loại dầu khác có trong thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh là những chất dễ gây viêm và nên tránh. Thay vào đó, hãy tập trung vào thực phẩm toàn phần như các loại hạt, cá, trái cây và rau quả.
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trước và sau khi chủng ngừa COVID là cực kỳ quan trọng.
Vì cơ thể luôn hoạt động khi đủ nước. Và đủ nước sẽ giúp ích rất nhiều cho những người có nỗi sợ hãi về kim tiêm dễ ngất xỉu. Ngoài ra, uống nước nhiều sau khi tiêm nếu bạn đang cảm thấy khó chịu vì sốt.