Giới trẻ Việt đang sử dụng tiền như thế nào?
Người trẻ Việt Nam đang thể hiện mức IQ tài chính tiến bộ hơn rất nhiều so với những thế hệ trước. Nhờ vào giáo dục và tiếp cận đa dạng với các nguồn thông tin và mạng xã hội, các bạn trẻ học được cách kiếm, tiêu và tiết kiệm tiền từ rất sớm.
Không chỉ thế, “hệ sinh thái" tài chính của giới trẻ giàu màu sắc và nhanh hơn trước đây rất nhiều. Chỉ chưa đầy 10 năm trước, mọi giao dịch nội địa hầu như đều được thanh toán bằng tiền mặt. Đến nay, chúng ta dễ dàng mua bữa trưa chỉ với một cú chạm trên màn hình điện thoại. Những giao dịch vài chục triệu đồng cũng được thực hiện trong nháy mắt, kèm một tin nhắn gửi ảnh chụp màn hình: “Chị gửi tiền rồi, em check nhé!”.
Bởi tốc độ số hóa nhanh, người trẻ cũng dễ dàng nhìn thấy những điểm yếu của dịch vụ ngân hàng truyền thống. Đứng đầu bảng “top 5 bất cập” chính là các thủ tục giấy tờ phụ thuộc hoàn toàn vào giờ hành chính, bởi không phải ai cũng có thời gian đến ngân hàng, lấy số và chờ đến lượt mình. Các dịch vụ đơn giản như mở thẻ ATM cũng cần chờ vài ngày để lấy thẻ cứng, chưa kể đến những sai sót khác trong quá trình giao dịch đến từ sự thiếu chính xác của con người.
Giới trẻ Việt hiện đại có nhiều điểm khác biệt so với những thế hệ trước. Không tập trung để sống thật “nhanh", họ đôi khi cho phép mình bước chậm lại để nhìn nhận chất lượng cuộc sống và hệ giá trị cá nhân. Họ cho phép bản thân truy cầu những dịch vụ tương xứng: Tức là có thể đắt, nhưng miễn là đáng.
Vì thế, trong tài chính, người trẻ đang đi tìm những dịch vụ ngân hàng thông minh, hiệu quả, và đặc biệt là tôn trọng trải nghiệm của người dùng. Chìa khóa cho những nhu cầu này có lẽ nằm trọn trong hai chữ: Công nghệ.
Những trải nghiệm số như bước ra từ phim viễn tưởng
Chị Thảo Linh (Hà Nội) từng gặp nhiều rắc rối với các lỗi khóa thẻ, càng đặc biệt khi xảy ra vào cuối tuần và các điểm giao dịch đều không mở cửa. Hãy tưởng tượng bạn bị khóa thẻ lúc 18h và rất cần một khoản tiền mặt ngay lập tức để chi trả món đồ yêu thích đang “flash-sale”, thì sẽ hiểu tâm trạng “tù túng” của Linh trước những hạn chế giao dịch ngân hàng kiểu truyền thống.
Nhưng đó là trải nghiệm của nhiều năm về trước. Hiện tại rất nhiều ngân hàng hiện đại tới mức, cả điểm giao dịch chỉ có... 1 người bảo vệ. Như TPBank mà Thảo Linh tin dùng có điểm giao dịch gần nhà, nếu muốn mở một tấm thẻ mới chỉ mất chưa đến 10 phút, đếm 100 triệu đồng trong vỏn vẹn 25 giây, tự động nhận biết loại tiền và hoàn thành giao dịch nộp tiền chỉ trong 1 phút mà không cần bất cứ một nhân viên giao dịch nào.
Đó còn chưa kể với ứng dụng TPBank Mobile thì đúng là “cuộc sống thu nhỏ lại bằng một... chiếc app điện thoại”. Khỏi cần nhớ những dãy số dài dằng dặc vô cảm, mà hoàn toàn có thể dùng chính số điện thoại đã được liên kết với số tài khoản để giao dịch.
Giao diện mượt mà “như iPhone 12”, chuyển khoản hoàn toàn miễn phí trong 5 giây giúp Linh tiết kiệm đến cả trăm nghìn/tháng phí giao dịch. Điều Thảo Linh thực sự thích là chỉ cần một ứng dụng TPBank Mobile, khỏi đau đầu chọn lựa các ứng dụng khác, bởi mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đều được đáp ứng mà không chỉ là các dịch vụ tài chính, ngân hàng mà còn có thể thanh toán bill, nạp điện thoại, mua gói xem phim Vieon, đặt máy bay, mua bảo hiểm…
Giơ điện thoại lên, với TPBank Mobile vài giây là xong. Đây có lẽ là một trong những ví dụ sống động nhất của sự áp dụng công nghệ vào đời sống một cách tinh tế và đáng nể. Trải nghiệm số hóa tưởng chừng như trong những bộ phim viễn tưởng về tương lai, giờ đã thành sự thật với xu thế số hóa mạnh mẽ trong ngành ngân hàng những năm gần đây.
Công cuộc số hóa không chỉ thu nhỏ mọi thứ, bao gồm cả những dịch vụ ngân hàng phức tạp, thành một app điện thoại bỏ vừa túi người trẻ. Hơn hết, đây là một hành trình để đưa quyền tự chủ về thông tin, bảo mật và thời gian vào tay của người dùng. Để họ được toàn quyền quản trị tài chính và cuộc sống của chính mình, theo mọi nghĩa.
Xem thêm: lmth.24340000042210202-oan-eht-uhn-ert-ioig-tuh-uht-ad-iat-neih-gnah-nagn-ppa/nv.semitaer