vĐồng tin tức tài chính 365

Sửa Luật Đất đai và nhiều luật quan trọng

2021-06-09 08:00

Ngày 7-6, Thủ tướng ban hành Quyết định 889 về danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cùng với các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới liên quan đến 16 luật.

Sáu nội dung cần sửa của Luật Đất đai

Theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 889, đối với Luật Đất đai 2013, Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì soạn thảo các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới:

- Sửa đổi thống nhất về các khái niệm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, “cổ phần, phần vốn góp chi phối” giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đất đai 2013.

Sửa Luật Đất đai và nhiều luật quan trọng - ảnh 1
Có 16 luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, trong đó có Luật đất đai.
Ảnh: HOÀNG GIANG

- Thực hiện tổng kết những khó khăn, vướng mắc đối với việc chưa quy định cách thức xác định cụ thể từng thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất. Từ đó có phương án đề xuất thích hợp sửa đổi các văn bản quy phạm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Sửa đổi các văn bản quy phạm để giải quyết khó khăn, vướng mắc cụ thể đối với việc không quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

- Quy định rõ về việc khẳng định các loại hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất khác với các hợp đồng được ghi nhận tại Luật Đất đai.

- Sửa đổi khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 theo hướng làm rõ các thời điểm liên quan đến hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất tương ứng với từng loại hợp đồng và phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015.

- Quy định thống nhất về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh...

Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Thứ nhất, cần bổ sung quy định trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán các bất động sản không phải là nhà ở hình thành trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Thứ hai, cần quy định nguyên tắc xác lập, thực hiện hợp đồng “không trái pháp luật” (Điều 4) là không đúng với quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ ba, cần sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán công trình xây dựng (không phải nhà ở) hình thành trong tương lai.

Đối với Luật Nhà ở 2014, Bộ Xây dựng cần chủ trì soạn thảo nội dung sửa đổi quy định của Luật Nhà ở 2014 theo hướng có cơ chế pháp lý phù hợp để đưa nhà ở có sẵn vào giao dịch.

16 luật cần sửa đổi, bổ sung

- Luật Đất đai 2013, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019), Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014,...), Luật Giá 2012.

- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, Luật Thương mại 2005, Luật Điện lực 2004, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghiệp công nghệ số.

- Luật Chính phủ số, Luật Việc làm 2013, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012), Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở 2014.  

Làm rõ khái niệm “dịch vụ pháp lý” và “hành nghề luật sư”

Đối với Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), cần sửa đổi nội dung quy định tại Điều 4, Điều 22 và các quy định liên quan nhằm làm rõ hơn khái niệm “dịch vụ pháp lý” và “hành nghề luật sư”.

Xác định rõ chủ thể thực hiện là luật sư và người có đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, để tránh hiểu nhầm là bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể thực hiện “dịch vụ pháp lý”, “hành nghề luật sư” mà không cần đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện gì.

Cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng cho phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 theo hướng bỏ quy định tại Luật Luật sư và dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015.

Đối với Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) hoặc nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón cần sửa đổi, bổ sung luật hoặc trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết để quy định về thuế giá trị gia tăng đối với phân bón.

Xây dựng hai nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và an ninh mạng

Trong danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành cần sửa đổi, bổ sung (kèm Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 7-6-2021), Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an ninh mạng.

Với nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Thủ tướng yêu cầu: Xây dựng nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân thuộc nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 trên cơ sở quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin; về lâu dài cần nghiên cứu, xây dựng Luật Bảo vệ thông tin cá nhân. Ở nội dung thứ hai, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục xây dựng nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an ninh mạng; theo đó, các vấn đề liên quan tới dữ liệu cá nhân sẽ được bổ sung vào nghị định này.

Cạnh đó, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công an xây dựng, ban hành thông tư của bộ trưởng Bộ Công an quy định danh mục pháo hoa, pháo hoa nổ; quy định danh mục chi tiết mã số hồ sơ các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ… 

Xem thêm: lmth.433199-gnort-nauq-taul-ueihn-av-iad-tad-taul-aus/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sửa Luật Đất đai và nhiều luật quan trọng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools