Trong số bệnh nhân rất nặng, có 7 bệnh nhân ở điểm điều trị dã chiến tại Trường cao đẳng Ngô Gia Tự, Bắc Giang; 33 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2; 11 người ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh; 4 người ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang; 8 người ở Bệnh viện Phổi Bắc Giang...
Có 3 bệnh nhân nguy kịch, đang phải thở máy, chạy ECMO (tim phổi ngoài cơ thể), gồm 2 người ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và 1 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Tiểu ban điều trị cho biết nam sinh viên 22 tuổi từ Long An chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ở trong nhóm bệnh nhân nguy kịch, hiện đang thở máy, chạy ECMO.
Vài ngày trước, diễn biến của bệnh nhân có tốt hơn, nhưng 2 ngày trở lại đây, phổi bệnh nhân không có tiến triển sau điều trị. Các bác sĩ đang nỗ lực điều trị cho bệnh nhân này.
Theo ông Nguyễn Trung Cấp - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, so với các đợt dịch trước, đợt dịch này có nhiều điểm khác biệt: số lượng bệnh nhân lớn đã tạo ra áp lực lên hệ thống điều trị.
Thứ hai, chủng virus lần này là chủng Ấn Độ, diễn biến lâm sàng nhanh hơn bệnh nhân nhiễm các chủng virus trước, các biện pháp kỹ thuật phải nhiều hơn, điều đó tạo nên gánh nặng cho hệ thống cấp cứu, hồi sức.
Do số lượng bệnh nhân nặng đông, bệnh nhân có phản ứng viêm mạnh mẽ nhiều hơn, ông Cấp cũng cho rằng cần nâng cao năng lực điều trị của các tuyến ban đầu, các bệnh viện dã chiến tốt lên, từ đó sẽ giảm được số bệnh nhân nặng phải chuyển tuyến.
TTO - Sau khi ghi nhận chị H. mắc COVID-19, nhà máy GMP Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh bị phong tỏa, 8 thôn với khoảng 6.000 dân quanh khu vực chị H. sinh sống thiết lập vùng cách ly y tế.