vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?

2021-06-09 14:17

Phải xác minh nguồn gốc khi khai thác

Thực tế, làm việc với nhóm PV Người Đưa Tin Pháp luật, ông Trần Hùng Anh, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Kong Chro cho biết: “Cây kê huyết đằng không nằm trong danh mục cấm khai thác thương mại về các loại động – thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Nó là thực vật ngoài gỗ thông thường, mọc lung tung khắp nơi: Dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ…”.

Ông Anh thông tin thêm: “Vừa qua, đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành khảo sát ở hiện trường và cũng xác minh được mấy trăm gốc mọc ở dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân.

Nếu kê huyết đằng là của người dân quản lý và chăm sóc (thuộc trên phần đất nông nghiệp, đất nương rẫy…), họ được quyền sử dụng, khai thác, Nhà nước không cấm.

Khi người dân khai thác, bán cho người khác và vận chuyển đi nơi khác, về mặt nguyên tắc là không sai. Tuy nhiên, phải xác minh nguồn gốc: khai thác ở đâu, tránh trường hợp khai thác từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…”.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?

Vừa qua, đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành khảo sát ở hiện trường và cũng xác minh được mấy trăm gốc mọc ở dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân.

Về “lệnh cấm” trong Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký, có nội dung: “Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển Kê huyết đằng (dây máu chó)”.

Vậy UBND huyện căn cứ vào đâu để ban hành văn bản này?.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 2).

Người dân khai thác kê huyết đằng hợp pháp (trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy…) và mua bán, vận chuyển vẫn bị bắt giữ?.

Trả lời câu hỏi này, ông Anh cho hay: “Chúng tôi là đơn vị hoạt động dưới sự quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khi đây là văn bản cá biệt của địa phương, do đó, chúng tôi không thể tham gia ý kiến được.

Chúng tôi chỉ là cơ quan chuyên môn tham mưu cho địa phương trong công tác quản lý Nhà nước tại địa phương về hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật”.

Dù vậy, vẫn có thực tế là khi văn bản này gửi đến, ngành kiểm lâm vẫn phải thực thi.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 3).

Khi Văn bản 644 gửi đến, ngành kiểm lâm vẫn phải thực thi.

Khi nhóm PV đề cập đến việc ai/đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm, nếu như tài sản, hàng hoá của người dân bị hư hỏng, mất mát?.

Ông Anh khẳng định: “Tất nhiên người nào/tổ chức nào bắt giữ trái thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc tạm giữ phương tiện, hàng hoá cũng như bàn giao phương tiện và tài sản này hoàn toàn không có biên bản, giấy tờ…. Riêng chúng tôi thực thi nhiệm vụ không bao giờ làm theo hình thức như thế này”.

“Vì khi bắt giữ phương tiện là phải xác định lỗi và tiến hành lập biên bản. Còn nếu không đủ thẩm quyền, không đủ căn cứ thì không thể tạm dừng, tạm giữ phương tiện của người dân được”, ông Anh lý giải thêm.

UBND huyện Kông Chro nói gì?

Liên quan đến những nội dung này, nhóm PV liên hệ đến UBND huyện Kông Chro, đặc biệt có gọi điện trực tiếp cho đồng chí Võ Nguyên Nam, Chủ tịch UBND huyện đề nghị được làm việc, tuy nhiên, ông Nam bận họp.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 4).

UBND huyện Kông Chro không trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm nội dung của câu hỏi mà nhóm PV đã chất vấn.

Không làm việc trực tiếp, ông Nam chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn trả lời các nội dung bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiều nội dung mà nhóm PV đã chất vấn, UBND huyện hoặc bỏ qua, không trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm nội dung của câu hỏi.

Điển hình hình như, việc ban hành Văn bản 644 do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký căn cứ vào đâu?.

Trả lời nội dung này, ông Ngô Hữu Luật, Chánh Văn phòng UBND huyện Kong Chro cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 3/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 151-KH, ngày 30/7/2019 của Ban thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 09 “về việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 5).

UBND huyện căn cứ vào tình hình thực tế việc mua bán cây máu chó chưa đảm bảo đúng quy định, diễn biến phức tạp?.

Đồng thời, “căn cứ vào tình hình thực tế việc mua bán cây máu chó chưa đảm bảo đúng quy định, diễn biến phức tạp, UBND huyện ban hành Văn bản số 664 về việc tăng cường công tác công tác các quản lý nguồn dược liệu tự nhiên, chỉ đạo các ngành chức năng huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ rừng “tăng cường công tác tuần tra, truy quét, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác vận chuyển dây máu chó (kê huyết đằng) trái pháp luật”, ông Luật cho biết thêm.

Dù vậy, trường hợp người dân khai thác kê huyết đằng hợp pháp (trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy…) và mua bán, vận chuyển vẫn bị bắt giữ (như đã đề cập trong các bài viết trước) lại không hề nằm trong tinh thần chỉ đạo của Văn bản nêu trên?.

Về vụ việc này, Chánh Văn phòng UBND huyện thông tin thêm: “Gần đây UBND huyện nhận được 1 đơn khiếu nại hành vi hành chính giữ xe và hàng hóa không lập biên bản (chở 2,9 tấn dây máu chó). Qua xem xét, UBND huyện đã thụ lý, giao cho các ngành chức năng của huyện xác minh, giải quyết theo quy định”.

“Trên cơ sở hồ sơ của chủ xe cung cấp (theo giấy mua bán viết tay mua bán với 11 hộ dân do chủ lâm sản xuất trình tại Chốt kiểm tra liên ngành Pa Kơ) và qua xác minh bước đầu của Hạt Kiểm lâm huyện xác định, nguồn gốc của số dây máu chó (2,9 tấn) gồm 20 cây, khối lượng 896 kg, trong đó có 15 cây nằm trên đất nông nghiệp, 1 cây nằm trên đất rừng trồng, 4 cây nằm trên đất rừng tự nhiên”, ông Luật cho hay.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 6).

Cuộc sống của người đồng bào tại khu vực này còn hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, về nguồn gốc theo kết quả xác minh này, người dân không chấp nhận.

“Kết quả xác minh này, chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, vụ việc của tôi chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi. Thực tế, thay vì ban hành văn bản hướng dẫn về khai thác, buôn bán, vận chuyển cây kê huyết đằng và các loại thực vật ngoài gỗ khác, như tre, nứa, cỏ tranh… thì họ lại ban hành lệnh cấm...", ông Phương chia sẻ.

Thực tế, khi làm việc, lãnh đạo sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đều khẳng định, cây kê huyết đằng (quen gọi là dây máu chó) hoàn toàn không nằm trong danh mục cây cấm khai thác thương mại.

Hồ sơ điều tra - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 7).

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai (trái) làm việc với nhóm PV.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai cho biết: “Cây kê huyết đằng (còn gọi là dây máu chó) không nằm trong danh mục cấm khai thác.

Tuy nhiên, dù không cấm nhưng không phải người dân thích thì vào lấy, bởi vì, cây này mọc ở trên nhiều loại đất khác nhau: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất nương rẫy (ngoài đất rừng) của người dân. Nếu như từ rừng đặc dụng là không được khai thác, còn nếu nằm trên đất rừng phòng hộ thì cũng hạn chế khai thác”.

“Còn mọc trên đất rừng sản xuất, chủ rừng phải xây dựng phương án khai thác loại cây này, vì nó là lâm sản ngoài gỗ. Muốn khai thác, cần phải có sự quản lý của chủ rừng tại khu vực đó.

Riêng trường hợp nằm trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy, người dân khi khai thác phải tiến hành lập bảng kê và có xác nhận của chính quyền địa phương về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Từ đó, khi vận chuyển sẽ không bị bắt giữ. Ngành kiểm lâm luôn hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc này và chưa nghe phản ánh là có tình trạng gây khó dễ cho bà con trong việc khai thác đối với loại cây này”, ông Hoan cho hay.

Tuy nhiên, có thực tế là người dân không thể khai thác, vận chuyển, mua bán kê huyết đằng trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy...

Về các nội dung này, nhóm PV cũng đã liên hệ đến UBND tỉnh Gia Lai, tuy nhiên, đến nay chưa có câu trả lời.

Tùng Long – Việt Hùng

Xem thêm: lmth.557215a-mac-iht-coud-gnohk-nauq-iouc-yk-pat-yac-caht-iahk-mac-ib-nad-iougn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools