Nhưng một số lãnh đạo địa phương tính đến giải pháp "an toàn là trên hết" nên đã biến địa phương mình trở thành "lãnh địa riêng" trong việc cách ly khiến việc đi lại cũng như giao thương gặp trở ngại.
Từ bài học của Hải Dương kêu gọi "giải cứu", đến việc tổ chức tiêu thụ vải thiều bài bản hơn ở Bắc Giang cũng như việc giao thương hàng hóa gặp trở ngại ở một số nơi gần đây, cấp bách phải xác lập "tình trạng bình thường mới" bởi dịch có thể kéo dài.
Điều này đòi hỏi nỗ lực liên ngành, gắn với phân định trách nhiệm của người đứng đầu. Tư duy "giải cứu" bị động cần phải chuyển sang cơ chế chủ động, căn cơ và dài hơi hơn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, di chuyển lao động, chuyên gia.
Rõ ràng đã đến lúc cần phải nghĩ tới việc xây dựng những "tuyến đường xanh" đồng bộ, với quy chuẩn chặt chẽ thì mới ngăn được tình trạng "lãnh địa riêng" thời gian qua.
Thứ nhất, tại mỗi vùng sản xuất (nơi nhiễm dịch hoặc gần vùng dịch…) phải xác định các hàng hóa/nông sản cần vận chuyển, thu hoạch khối lượng lớn, thị trường tiêu thụ ra sao.
Từ đó có các điểm tập kết hàng vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh gồm cả lái xe được ưu tiên tiêm chủng, hoặc được xét nghiệm định kỳ.
Xe vận chuyển được khử trùng, khử khuẩn. Sau khi đã làm tốt khâu kiểm định, xe hàng được kẹp chì niêm phong, dán biển hiệu chỉ báo đây là xe đáp ứng yêu cầu đi trên "tuyến đường xanh".
Thứ hai, suốt quá trình vận chuyển, xe phải đi đúng tuyến đường đã quy định (kiểm soát bằng GPS, camera lộ trình…). Những xe thuộc "tuyến đường xanh" khi đi qua các địa phương không được "ngăn sông cấm chợ", chỉ thực hiện các biện pháp sát khuẩn, để tăng cường phòng dịch. Cần lưu ý, bất cứ xe nào làm sai đều phải bị loại khỏi hành trình.
Thứ ba, tại điểm đến, chính quyền và các bộ phận chức năng tổ chức điểm tiếp nhận. Đây là khu trung chuyển, hay "vùng đệm" để bàn giao hàng, khi kiểm tra xong cần đưa ngay vào hệ thống tiêu thụ (chuỗi bán lẻ, siêu thị, chuyển cho bạn hàng quốc tế, đưa xuống tàu, vào kho…).
Hàng hóa cần đưa vào điểm bán như cửa hàng, chợ, hệ thống siêu thị, kiểm soát chặt chẽ về an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm đạt quy chuẩn, hạn chế các khâu trung gian, chấm dứt hình thức bán hàng "giải cứu" ngoài đường, các điểm lưu động tự phát như trước.
Để làm được "tuyến đường xanh", cần thống nhất xây dựng nhóm công tác liên ngành (công thương, y tế, nông nghiệp, vận tải), các địa phương tham gia thực hiện và giám sát.
Đây cũng sẽ là địa chỉ thống nhất để doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính khi đăng ký đi vào "tuyến đường xanh".
Chủ trương mục tiêu kép cần phải đi kèm với cơ chế phối hợp, đảm bảo lợi ích tổng hợp liên vùng, cả quốc gia.
Nếu Chính phủ có hình thức thưởng phạt với lãnh đạo bộ ngành và liên địa phương cho các "tuyến đường xanh" này thì đây sẽ là một giải pháp tốt để mỗi địa phương trở thành một pháo đài nhưng cả nước vẫn là một mặt trận liên hoàn, thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đồng bộ và hiệu quả, cho dù dịch bệnh diễn biến phức tạp đến đâu.
TTO - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh mặc dù Thủ tướng nói không được "ngăn sông cấm chợ", nhưng do địa phương nhận thức khác nhau về dịch bệnh trên địa bàn nên ứng xử không đồng nhất trong vận chuyển nông sản.
Xem thêm: mth.71934937001601202-gneir-aid-hnal-eht-ahp/nv.ertiout