- Bảo vệ bí mật Nhà nước góp phần giữ vững ANTT, phát triển kinh tế, xã hội
- Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
Theo đó, dự thảo Thông tư này quy định về xác định BMNN và độ mật của BMNN; sao, chụp, thống kê, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, mang ra khỏi nơi lưu giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứa BMNN; cung cấp, chuyển giao BMNN; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN; điều chỉnh độ mật, giải mật; phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN; chế độ thông tin, báo cáo; trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ BMNN.
Đối tượng áp dụng, bao gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ); đơn vị Công an cấp đội, đồn, trạm, tiểu đoàn, xã, phường, thị trấn trở lên (sau đây gọi tắt là đơn vị Công an nhân dân) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dự thảo cũng nêu rõ người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của đơn vị CAND ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa BMNN có trách nhiệm xác định BMNN và độ mật của BMNN. Việc xác định BMNN và độ mật của BMNN phải căn cứ vào danh mục BMNN thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định của Luật Bảo vệ BMNN.
Đáng chú ý, Điều 10 của dự thảo Thông tư đã quy định việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN trong CAND, trong đó nêu rõ: Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN trong CAND được tổ chức trong phòng họp kín tại trụ sở làm việc của đơn vị CAND.
Trường hợp tổ chức ở ngoài trụ sở thì người đứng đầu đơn vị CAND quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm đề nghị Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn thông tin khu vực diễn ra hội nghị, hội thảo, cuộc họp. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt, trừ phương tiện, thiết bị do lực lượng cơ yếu trang bị.
Trường hợp hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến phải bảo vệ đường truyền theo quy định pháp luật về cơ yếu. Cán bộ, chiến sĩ không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN độ Mật, việc sử dụng phương tiện, thiết bị được thực hiện theo yêu cầu của người chủ trì…
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Đồng thời, bản chụp tài liệu, vật chứa BMNN phải có văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa BMNN, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa BMNN, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa BMNN, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của đơn vị CAND (nếu có). Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật Nhà nước” để quản lý và theo dõi...
Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 2 tháng kể từ ngày đăng.