Thông tin do lãnh đạo TP Hồ Chí Minh nêu ra tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi COVID-19 mới đây.
Trong bối cảnh đứng thứ 3 cả nước về số ca mắc COVID-19, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong khoảng thời gian này, có hơn 2.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, hơn 1.300 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch và trên 400 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương công nhân.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đề nghị thành phố triển khai nhanh các gói hỗ trợ của Chính phủ, gói hỗ trợ an sinh xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các ngân hàng tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi (thấp hơn) giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đề xuất TP Hồ Chí Minh sớm ban hành gói hỗ trợ riêng với đặc thù của thành phố, quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các yếu tố chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, chăm lo công tác an sinh xã hội cho công nhân mất việc, phải ngừng việc...; đồng thời, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động chuyển nghề do mất hay thay đổi việc làm, nâng cao tay nghề để có thể tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi sản xuất…
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thay mặt lãnh đạo thành phố tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đóng góp, hiến kế của các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương, sở ngành cần tập trung thực hiện tốt, quyết liệt và khẩn trương các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, thể hiện sự chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận các kiến nghị của doanh nghiệp và chuyển đến cơ quan, ngành có liên quan với phương châm kịp thời, nhanh chóng, không chờ đợi.
Các hiệp hội, hội ngành nghề tiếp tục là cầu nối, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị liên tục, không để doanh nghiệp chịu thiệt thòi, vướng khó khăn vì sự chậm trễ của chính quyền. Thành phố đã chủ động giải ngân gói hỗ trợ đợt 1 là hơn 600 tỷ đồng. Thành phố chấp nhận hy sinh kinh tế trong thời gian ngắn hạn để phòng chống dịch hiệu quả và vẫn kiên quyết thực hiện “mục tiêu kép”.
Trước đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất chính quyền thành phố chi hơn 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Một số doanh nghiệp cũng đề nghị thành phố tạm dừng hoặc giảm 50% phí qua xa lộ Hà Nội và tạm thời chưa thu phí cảng biển theo kế hoạch từ tháng 7 tới để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp.
VTV.vn - Với đặc thù tập trung nhiều lao động, COVID-19 nếu xâm nhập vào các khu công nghiệp sẽ gây tác động tiêu cực lớn đến kinh tế, thậm chí đứt gãy chuỗi sản xuất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.7193608011601202-91-divoc-iv-auc-gnod-hnim-ihc-oh-pt-peihgn-hnaod-00001-nag/et-hnik/nv.vtv