vĐồng tin tức tài chính 365

Giới trẻ hào hứng trồng rừng

2021-06-11 11:02
Giới trẻ hào hứng trồng rừng - Ảnh 1.

Dự án Hạnh Phúc Xanh khảo sát tại Ninh Thuận - Ảnh: Hạnh Phúc Xanh

"Rừng vẹn nguyên, đất vẹn nguyên, con người vẹn nguyên" - bà Tredene Dobson nói. Đối lại câu nói của bà, người quản lý dự án cũng ứng khẩu bằng một câu nói theo kiểu người Việt Nam: "Giữ rừng là giữ được nước, giữ rừng là giữ được đất. Thế nên giữ được rừng là giữ được đất nước".

Trách nhiệm tự thân của chúng ta

Với mục tiêu đặt ra là trồng 200.000 cây thanh thất làm cây tiên phong tại vùng núi đá Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận), dự án này đã bắt đầu gây quỹ từ cuối tháng 4-2021 để chuẩn bị cho mùa trồng cây sẽ bắt đầu từ tháng 9-10 năm nay.

"Cũng như các quốc gia khác, New Zealand là một quốc đảo ở Thái Bình Dương rất dễ tổn thương do nhiệt độ tăng và biến đổi khí hậu. Ở New Zealand chúng tôi có đạo luật về chống biến đổi khí hậu và rất nhiều giải pháp đã được thực hiện ở New Zealand.

Nhưng một trong những "công nghệ" tự nhiên sẵn có và cũng rất hiệu quả để thực hiện mục tiêu trung lập cacbon (đưa mức phát thải cacbon về 0) chính là rừng.

Trồng rừng là vũ khí thiết yếu trong chống biến đổi khí hậu. Tương tự Việt Nam, chúng tôi cũng có chương trình trồng 1 tỉ cây xanh trước năm 2028" - bà Tredene kể câu chuyện của New Zealand.

Tham gia buổi nói chuyện với tư cách cố vấn dự án, anh Huy Nguyễn, chuyên gia về biến đổi khí hậu, cho biết theo một báo cáo có tên Báo cáo 1,5 độ C thì nhân loại cần khống chế nhiệt độ ở mức tăng tối đa 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2030.

"Các kịch bản về biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đặt ra tới năm 2100 nhưng năm 2030 là cái mốc có thể nhìn thấy hậu quả nhãn tiền. Theo đó đến năm 2100 thì tác động xấu do sự tăng nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhiều lần, có thể là các kịch bản không tưởng tượng được.

Những người ngồi đây sẽ không thể nhìn thấy năm 2100 mà là thế hệ sau, là con cháu chúng ta. Liệu chúng ta có đủ lương tâm để lại một đống hoang tàn, một thách thức quá lớn mà mức độ con người không thể giải quyết được cho thế hệ sau hay không?" - chuyên gia Huy Nguyễn chia sẻ.

Anh cho rằng người có điều kiện kinh tế, người ở đô thị ít cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại. "Thế nên họ không nhận thấy mình phải hành động. Nhưng không ai ở ngoài cuộc cả. Biến đổi khí hậu không phải câu chuyện xa xôi mà là chuyện của con mình, cháu mình", anh nói.

Giới trẻ hào hứng trồng rừng - Ảnh 2.

Một buổi chia sẻ về dự án với sự tham gia của các đối tác địa phương là Ban Quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận Nam để các bạn trẻ hiểu hơn về dự án Trồng rừng, giữ nước - Ảnh: VŨ THỦY

Phủ xanh vùng núi đá Ninh Thuận

Dự án gây quỹ Trồng rừng, giữ nước tại Ninh Thuận nằm trong dự án có tên Hạnh Phúc Xanh do Quỹ sống điều phối.

Trồng rừng chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nhất là ở vùng núi đá khô cằn Thuận Nam (Ninh Thuận). Nhưng những thành viên của Hạnh Phúc Xanh đã bị thuyết phục bởi cái tâm của những người "trồng rừng thật" ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Thuận Nam (Ninh Thuận).

"Trên một chuyến xe đi cùng một thành viên ban quản lý dự án trồng rừng, tôi đã rất xúc động khi nghe anh nói rằng anh mơ ước khi lên xe từ Ninh Thuận đến Sài Gòn, bên tay phải không còn là núi đá màu vàng khô cằn mà là màu xanh của rừng cây. Đó là động lực để chúng tôi đồng hành cùng với các anh chị, những đối tác địa phương có tâm, có tầm" - chị Thu Lành, quản lý dự án Hạnh Phúc Xanh, chia sẻ.

Thực hiện nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Ninh Thuận từ năm 2006, anh Huy Nguyễn cho biết xu hướng sa mạc hóa ở Ninh Thuận đang càng trở nên cực đoan. Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 700mm/năm, "vỏn vẹn bằng lượng mưa cực đoan trong một ngày ở Hà Tĩnh".

"Giải pháp để giữ được đất, nước là phải có cây. Ninh Thuận đang có xu hướng trắng hóa các quả đồi, núi. Gần đây các nỗ lực trồng rừng chưa đủ khiến diễn biến càng trở nên trầm trọng", anh chia sẻ.

Trước đó, Ban Quản lý rừng Thuận Nam đã trồng thử nghiệm cây thanh thất, một loài cây chịu hạn tốt và không bị gia súc cắn phá.

Dự án Hạnh Phúc Xanh đã quyết định chọn cây thanh thất để làm cây tiên phong trong dự án có tên Trồng rừng, giữ nước và kêu gọi cộng đồng đóng góp kinh phí để cùng trồng và chăm sóc 20.000 cây thanh thất. "Sau khi trồng và duy trì được cây tiên phong, chúng tôi sẽ tiếp tục trồng thêm các loại cây khác và để các loại cây tự nhiên có điều kiện được mọc lên", chị Thu Lành chia sẻ.

Các thành viên của dự án cũng có thêm niềm tin vào việc trồng rừng ở nơi "tưởng chừng như cây không thể mọc được" khi gặp gỡ những người già và nghe họ kể rằng những quả đồi trọc này "ngày xưa từng là những cánh rừng".

Cuốn sách Người trồng cây của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mang đến buổi nói chuyện một quyển sách có tên Người trồng cây của thiền sư Thích Nhất Hạnh, chị Nguyễn Thị Hương Giang (thường được biết đến với cái tên Jang Kều), chủ tịch Quỹ sống, chia sẻ câu chuyện về nhân vật trong cuốn sách - một người trồng cây:

"Anh trồng 100.000 cây trong 3 năm thì có 20.000 cây nhú lá non và cuối cùng chỉ 10.000 cây có thể sống sót nhưng anh vẫn trồng và không chỉ trồng trên đất của mình. Tôi cũng mong mỗi chúng ta sẽ là một người trồng cây, cùng nhau trồng lên hàng triệu cây xanh, cùng nhau tạo nên tình thân ái giữa con người với con người và với cây xanh".

Chương trình Hạnh Phúc Xanh được Jang Kều đặt bút viết vào năm 2018 sau khi cùng con trai của mình trồng một khu vườn nhỏ trên một bancông một chung cư mà họ mới chuyển đến. Hiện chương trình có hai mảng là trồng cây xanh đô thị và trồng rừng với việc kết hợp chặt chẽ các đối tác địa phương và người dân.

Rủ nhau gửi cây thanh thất đến Ninh Thuận để 'trồng rừng - giữ nước'Rủ nhau gửi cây thanh thất đến Ninh Thuận để "trồng rừng - giữ nước"

TTO - Một dự án trồng hơn 20.000 cây thanh thất trên khu vực núi đá ở Ninh Thuận đang được các bạn trẻ hưởng ứng và lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội. Đây là một dự án thuộc chương trình Hạnh phúc xanh do Quỹ Sống thực hiện.

Xem thêm: mth.1121930201601202-gnur-gnort-gnuh-oah-ert-ioig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giới trẻ hào hứng trồng rừng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools