Sơ đồ đường đi áp thấp - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Phân tích về áp thấp đang hoạt động, bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết vùng áp thấp đã hình thành xoáy rõ nét. Đường đi áp thấp theo hướng Tây Tây Bắc, trước hết sẽ ảnh hưởng tới đảo Hải Nam (Trung Quốc), sau đó hướng vào vịnh Bắc Bộ.
Vùng áp thấp này được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, đầu mùa mưa bão dải này nằm ở phía Bắc, sau đó dịch chuyển dần xuống phía Nam.
"Thời điểm này xuất hiện áp thấp ở bắc Biển Đông là đúng quy luật nhưng hướng vào vịnh Bắc Bộ là hơi sớm. Hiện khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang rất nguy hiểm do có gió lớn, sóng mạnh", bà Lan cảnh báo.
Cũng theo nhận định của bà Lan, tuy "sinh ra" ở vùng biển phía bắc nhưng áp thấp sẽ hút gió tây nam gây mưa cho miền Nam và miền Trung trước.
Đặc biệt là khu vực miền Trung sẽ có mưa khá lớn, các vùng núi cần đề phòng trong đợt mưa này. Mưa sẽ giúp giải nhiệt cho nắng nóng đang diễn ra tại khu vực này.
Khu vực miền Nam đang có ổ mây dông trên vịnh Thái Lan, áp thấp sẽ hút mây vào đất liền gây mưa những ngày tới. Mưa sẽ xuất hiện vào chiều tối, có nơi có mưa từ đầu trưa.
Sau đó áp thấp sẽ vào bờ gây mưa cho khu vực miền Bắc, đặc biệt khu vực các tỉnh miền núi cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
Trả lời về việc liệu vùng thấp này có thể thành bão hay không, bà Lan cho biết vùng biển nó đi qua hiện tại độ ẩm nóng không lớn, quãng đường trước khi vào bờ cũng không dài để nó đủ tích tụ năng lượng. Tuy nhiên thời tiết diễn biến phức tạp nên cần theo dõi hằng ngày.
TTO - Tháng 6 và tháng 7-2021, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo.
Xem thêm: mth.2250249011601202-man-gnurt-neim-ohc-court-aum-yag-gnuhn-cab-neib-hnis-iahk-paht-pa/nv.ertiout