vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng “chê” tiền, lao động "chê" việc

2021-06-11 14:15

"Xin đừng gửi thêm tiền vào tài khoản nữa" là lời kêu gọi của các ngân hàng thương mại Mỹ gửi tới các doanh nghiệp của nước này. Thông tin này do tờ Tạp chí phố Wall phản ánh trong bài viết hôm 9/6 vừa qua.

Theo bài viết, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp đã bắt đầu đổ tiền vào tài khoản ngân hàng. Tháng 3/2020, FED đã phải hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và mua vào trái phiếu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn. Thế nhưng, tình trạng đổ tiền vào ngân hàng vẫn tiếp tục gia tăng.

Từ cuối tháng 3 đến ngày 26/5, số tiền các doanh nghiệp Mỹ gửi vào hệ thống ngân hàng thương mại nước này đã tăng 411 tỷ USD, lên tổng cộng 17,09 nghìn tỷ USD. Dù đã thấp hơn cùng kỳ năm 2020, nhưng con số này vẫn gấp gần 4 lần so với mức trung bình 20 năm qua.

Ngân hàng “chê” tiền, lao động chê việc - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 vốn đã diễn biến bất thường nên những di chứng của nó để lại cũng sẽ tạo nên những điểm khó lường trong tiến trình phục hồi của Mỹ. (Ảnh minh họa: AP)

Đáng quan ngại, các ngân hàng lại không biết làm gì với lượng tiền khổng lồ này, bởi hiện các doanh nghiệp vẫn ngại vay tiền ngân hàng, thay vào đó là huy động vốn từ các nhà đầu tư. Cuối tháng 5/2021, tổng các khoản cho vay của các ngân hàng chỉ chiếm 61% tổng số tiền gửi, giảm so với mức 75% hồi cuối tháng 2/2020.

Đó mới chỉ là một trong những di chứng bất thường mà đại dịch COVID-19 để lại cho nền kinh tế Mỹ. Với tựa đề "Tiến trình phục hồi kinh tế đang hiện hữu, nhưng nó không giống như bất cứ những gì bạn từng thấy", một bài viết khác trên tờ Tạp chí phố Wall nêu những điểm khác biệt trong tiến trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch.

Thứ nhất là sự phục hồi sau đại dịch được hỗ trợ mạnh mẽ bởi người tiêu dùng với hàng ngàn tỷ USD tiết kiệm, các doanh nghiệp đẩy mạnh thuê lao động trở lại cùng những chính sách hỗ trợ từ chính phủ.

Thứ hai là số doanh nghiệp mới mọc lên với tốc độ cao kỷ lục, nhưng tỷ lệ người lao động bỏ việc cũng cao nhất từ năm 2000 trở lại đây. Các khoản nợ sau thuế của các hộ gia đình Mỹ ở mức gần thấp nhất kể từ năm 1980. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 18% so với mức đỉnh trước đại dịch và giá nhà ở tăng gần 14% so với tháng 2/2020.

Tuy nhiên tốc độ phục hồi nhanh kỷ lục cũng đang tạo ra sự hỗn loạn. Tình trạng thiếu hàng hóa, nguyên liệu thô và lao động thường thấy ở cuối kỳ phục hồi lại đang xuất hiện sớm hơn rất nhiều. Nhiều nhà kinh tế và FED kỳ vọng tình trạng lạm phát gia tăng hiện nay chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên không ít người lo ngại nó có thể kéo dài tới cả khi nền kinh tế đã phục hồi.

Báo chí Mỹ nhận định, đại dịch COVID-19 vốn đã diễn biến bất thường nên những di chứng của nó để lại cũng sẽ tạo nên những điểm khó lường trong tiến trình phục hồi.

Kinh tế Mỹ phát đi nhiều tín hiệu khả quanKinh tế Mỹ phát đi nhiều tín hiệu khả quan

VTV.vn - Kinh tế Mỹ đang phát đi nhiều tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, doanh thu tiêu dùng bật tăng...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.22994202111601202-ceiv-ehc-gnod-oal-neit-ehc-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng “chê” tiền, lao động "chê" việc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools