vĐồng tin tức tài chính 365

Cần gói hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp

2021-06-12 09:09

Nêu thực trạng số doanh nghiệp (DN) rút khỏi thị trường tăng cao kỷ lục so với số DN thành lập mới, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, cho hay dù DN ở một số ngành công nghiệp trọng yếu đã nhanh chóng kết nối nguồn nguyên liệu, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn đang gặp áp lực lớn về vốn và giá nguyên liệu.

Doanh nghiệp kiệt sức

Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào của ngành lương thực thực phẩm tăng từ 10% - 30% khiến chi phí sản xuất tăng vọt trong khi sức mua thị trường yếu, không thể điều chỉnh giá đầu ra.

Đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP HCM phản ánh từ đầu năm 2020 đến nay, số DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hưởng các gói hỗ trợ DN từ Chính phủ (nhất là gói hỗ trợ miễn, giảm lãi vay, cho vay) chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều DN làm ăn uy tín, có các sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm chủ lực của TP, lại không được hỗ trợ giảm lãi suất mà còn bị ngân hàng (NH) tính tăng lãi suất cho vay.

"Rất mong các NH bổ sung DN ngành lương thực thực phẩm vào đối tượng được hỗ trợ chính sách về miễn giảm lãi suất cho vay, đẩy nhanh quá trình và thời gian giải ngân các khoản vay... để DN kịp thời bổ sung nguồn vốn" - đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP HCM bày tỏ.

Cần gói hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Dù bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch song đa số doanh nghiệp đều nỗ lực vượt khó Ảnh: NGỌC ÁNH

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico), cho hay có hiện tượng NH phân biệt đối xử với DN. Dòng tiền chính là mạch máu của DN, nếu được NH hỗ trợ kịp thời với lãi suất hợp lý sẽ tạo cơ hội cho DN trước thời điểm sống còn.

Chủ tịch Hiệp hội nhựa TP HCM Chung Tấn Cường thông tin một số DN nhựa hoàn toàn dựa vào xuất khẩu, hiện không có đơn hàng, phải cho công nhân tạm nghỉ việc, đến khi hết dịch sẽ không có công nhân để hoạt động trở lại. Một số khác chuyển hướng quay về thị trường trong nước thì không có vốn để phát triển thị trường.

Mong hỗ trợ cụ thể, thiết thực

Theo các DN, các gói hỗ trợ DN, người lao động lần thứ nhất tuy kịp thời nhưng thực thi chưa có tác động rõ nét đến DN, mức độ hấp thụ của DN rất thấp.

Cụ thể, một số chính sách giãn thuế, BHXH, tiền thuê đất… có thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp DN vượt qua khó khăn. Một số DN được NH cơ cấu lại nợ vay, gia hạn, không chuyển nhóm nợ nhưng chưa được giảm lãi vay cho khoản nợ cũ; khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm, lãi suất vay vẫn còn cao so với lãi suất NH huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Đặc biệt, DN hầu như không vay trả lương cho người lao động được.

Nhiều DN mong các gói hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP; các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất cần khắc phục các rào cản của lần hỗ trợ thứ nhất. NH cần tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất thấp hơn.

"Rất mong TP HCM khuyến khích NH cho vay bằng hình thức tín chấp đối với một số ngành khó khăn do dịch và đồng hành, hỗ trợ vốn cho DN mua nguyên vật liệu dự trữ; điều chỉnh nâng hạn mức định giá những tài sản thế chấp hiện hữu đối với những DN đang làm ăn có uy tín, có khả năng thu hồi vốn trong tương lai để DN giảm bớt áp lực tìm thêm tài sản thế chấp. Gói hỗ trợ riêng của TP HCM cần được sớm ban hành để kịp thời động viên, tiếp sức cho DN" - một DN nêu ý kiến.

Ông Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty CP Máy công cụ và Thiết bị TAT, đề nghị cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất, ví dụ chỉ giảm 1% lãi suất cho DN đang vay hiện nay; ngoài ra là miễn giảm các khoản vay trả lương cho người lao động. Chẳng hạn, DN nào lỗ 2 năm 2019, 2020 liên tiếp sẽ được quyền nhận sự hỗ trợ lãi suất cho việc trả lương cho người lao động và được miễn giảm thuế giá trị gia tăng, BHXH, BHYT.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét giảm hoặc miễn phí qua các trạm thu phí BOT cho các xe chở nông sản trong năm nay. Chi phí này hiện rất lớn, làm đội giá thành nông sản. Ông Nguyên kỳ vọng nhà nước tiếp tục chính sách giảm 30% thuế thu nhập DN như năm 2020.

Gỡ khó cho từng doanh nghiệp

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định TP luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, sẵn sàng hỗ trợ DN bằng những hành động cụ thể, chính sách thiết thực nhất. Sự hỗ trợ đối với DN phải được triển khai hết sức khẩn trương.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết sắp tới sẽ ngồi lại với các hiệp hội, hội ngành nghề để bàn cách tháo gỡ khó khăn cho từng DN cụ thể. Ngành NH cũng sẽ kiến nghị cơ chế hỗ trợ DN đang gặp khó khăn chi trả lương và BHXH.

NH đang xem xét miễn giảm tiền vay cho DN gặp khó khăn do dịch. Hiện mức lãi vay ưu tiên đối với DN thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ là 4,5%, thấp nhất trong khu vực ASEAN, tương đương lãi vay ngoại tệ.

Xem thêm: mth.63835651211601202-peihgn-hnaod-ohc-tahc-cuht-ort-oh-iog-nac/us-ioht/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần gói hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools