vĐồng tin tức tài chính 365

Ai rồi cũng phải lớn

2021-06-13 12:35
Ai rồi cũng phải lớn - Ảnh 1.

Cha con cùng đạp xe rèn luyện sức khỏe - Ảnh minh họa: T.T.D.

1. Chị vẫn chưa quên mùa hè năm ngoái, khi con trai lớn của mình bỗng dưng nói chuyện ồ ồ. Rồi con có những thay đổi khiến cả nhà cảm thấy thằng T. thường ngày nay bỗng nhiên "trái tính trái nết". 

T. bắt đầu có những biểu hiện của người lớn như muốn thể hiện sở thích, không còn nhõng nhẽo với mẹ thế này thế kia. Cũng may, có chồng tâm lý, nhỏ nhẹ nói với chị: "T. vào tuổi dậy thì rồi đó, để anh giúp con".

Và chồng chị đã trò chuyện nhiều hơn với con trai, chủ động mua sách tuổi mới lớn cần gì, đối phó với mụn do nội tiết tố sinh ra trong giai đoạn này như thế nào.

Nhờ vậy, con trai chị đã nhẹ nhàng bước qua "sóng gió" tuổi này. Qua đó, anh cũng giúp chị cân bằng lại, chấp nhận chuyện con mình bước vào tuổi trưởng thành về mặt sinh học. Chị viết một status trên Facebook, thông báo "nhẹ" nội dung ấy: Ai rồi cũng lớn mà phải không?

2. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như thế khi đối mặt với giai đoạn con mình bước vào tuổi dậy thì. "Cả nhà khủng hoảng, lo lắng luôn ấy", anh kể. Bởi vào tuổi đó cô con gái rượu của anh bỗng dưng lo lắng, học hành sa sút. 

"Một phần khác, do từ nhỏ đến lớn cháu khá xinh, nhưng đến tuổi dậy thì mụn nổi hơi nhiều khiến cháu mặc cảm hơn. Và lại hay cãi lại bố mẹ", người cha hồi tưởng lại sự kiện của gia đình 2 năm trước.

Khi đó, anh và vợ mua nhiều sách vở về đọc, cho đến tìm hiểu trên báo chí, hỏi thăm đồng nghiệp có con đã lớn. Thu thập nhiều kiến thức, anh thấy yên tâm vì "tuổi đó thường vậy, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cháu một khác".

Vợ chồng phân công nhau, mẹ chăm sóc tinh thần, sức khỏe chính cho con. Vốn là người kiên nhẫn nên chị trò chuyện, chia sẻ, hỏi han con thay vì quát mắng khi con cãi lại. "Vừa nhẹ nhàng vừa dứt khoát, từng bước giúp con không mặc cảm nữa. 

Để con không lo lắng và có sự chăm sóc đúng đắn cơ thể, nhất là khuôn mặt nổi mụn tuổi này", anh chia sẻ kinh nghiệm. Bây giờ con anh vẫn khá nhạy cảm, đó là tính cách riêng nhưng những chông chênh và làm "náo loạn" cả nhà như thời mới dậy thì đã không còn. 

Anh bảo, nếu không chuẩn bị cho những thay đổi đột phá của con trong giai đoạn này sẽ rất khó giúp con và cũng làm mình mệt mỏi theo. "Phụ huynh cần có kiến thức về giới tính để làm điểm tựa cho con cái khi các con phát triển, đừng để con tự lớn một mình", anh chia sẻ.

3. ThS Lê Minh Huân - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - chia sẻ: "Một trong những đặc trưng tâm lý nổi trội của tuổi dậy thì đó chính là "cảm giác mình là người lớn". Cội nguồn của rất nhiều mâu thuẫn xuất phát từ đây". 

Theo đó, trong khi trẻ nghĩ rằng mình đã lớn, có thể tự chịu trách nhiệm, tự quyết định được, có quyền ý kiến hoặc cùng gánh vác với các thành viên khác các công việc, các quyết định hệ trọng trong gia đình thì hầu như người lớn vẫn xem con mình "chỉ là trẻ con".

"Việc thừa nhận trẻ đã lớn dần trong tính cách, suy nghĩ sẽ giúp cải thiện mối quan hệ trong gia đình, biết tôn trọng, tin tưởng, hướng dẫn phù hợp, tham khảo ý kiến và giao cho trẻ quyết định hoặc thực hiện những việc trong khả năng sẽ giúp trẻ cảm nhận được giá trị của mình như một thành viên thực thụ trong gia đình", ThS Huân nói. 

Vấn đề nữa mà phụ huynh cần lưu ý theo anh Huân, chính là việc giai đoạn này con thường coi bạn bè "là số 1". Đôi khi phụ huynh nói không nghe, nhưng bạn bè thỏ thẻ thì con "răm rắp" làm theo.

"Không phải trẻ không trân trọng hay muốn phớt lờ ý kiến của người lớn mà đơn giản đó là diễn biến tự nhiên của độ tuổi khi trẻ muốn "có một chỗ đứng trong lòng bạn bè/tập thể". Hầu hết sự bận tâm của trẻ rơi vào các mối quan hệ bạn bè. 

Do đó, thay vì cứ thể hiện vị thế là cha, là mẹ thì hãy đặt mình ở vai trò người đồng hành, người bạn của con để kéo gần khoảng cách đôi bên" - ThS Huân giải thích.

Phụ huynh đừng lo lắng

ths le minh huan 12-6 1(read-only)

Hiện tượng dậy thì kéo theo sự phát dục, trẻ bắt đầu có khả năng sinh sản, xuất hiện rung cảm giới tính, kích hoạt nhu cầu "duy trì nòi giống"... Và trẻ có thể bắt đầu biết để ý quan tâm đến vẻ ngoài, phấn đấu học tập cho "xứng" với người mình để ý, bị chi phối tâm lý bởi một bạn khác giới, thậm chí cùng giới (quy định bởi xu hướng tính dục tự nhiên).

Tình yêu tuổi mới lớn bắt nguồn từ đây. Các nhà tâm lý học gọi tình yêu tuổi mới lớn là "yêu đương bạn bè trong sáng" hoặc "tình yêu cấp thấp", nôm na là gần như ít vụ lợi và trong sáng (bởi sự tham gia của yếu tố tình dục là hy hữu).

Tuy nhiên, các yếu tố trên có khả năng biến tướng hoặc bị hiểu sai, cũng có thể được dẫn dắt bởi những người thiếu kiến thức, tiêu cực hoặc có ý đồ xấu dẫn đến những mâu thuẫn, những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra...

Khi hiểu rõ ràng các đặc điểm tâm lý kể trên, phụ huynh cân nhắc cách tiếp cận con, giáo dục con đúng hướng, chừng mực và hết sức tâm lý. Nhất là, đồng hành với con trong việc tiếp cận và xử lý các thông tin từ Internet hiệu quả.

ThS LÊ MINH HUÂN

Đừng nghĩ sướng như... đàn ông ly dị vợĐừng nghĩ sướng như... đàn ông ly dị vợ

TTO - Nhiều người thường nghĩ sau ly hôn, cuộc sống của người phụ nữ sẽ thiệt thòi, trống trải, khó xây dựng được hạnh phúc hơn. Thế nhưng không chỉ vậy, sau ly hôn, đàn ông cũng phải đối diện với rất nhiều vấn đề…

Xem thêm: mth.31585100221601202-nol-iahp-gnuc-ior-ia/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ai rồi cũng phải lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools