Như vậy trong tuần vừa qua, quỹ này có tới 2 phiên liên tiếp có giao dịch mua thêm vàng, nâng khối lượng vàng dự trữ lên mức 1.044,61 tấn.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới quay đầu giảm mất 20 USD/ounce, tương đương giảm khoảng nửa triệu đồng/lượng so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tin rằng mức điều chỉnh giảm này chỉ là tạm thời.
Cuối tuần, giá vàng thế giới rơi về mức 1.878 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, kim loại quý thế giới tương đương 52,2 triệu đồng/lượng. Trong tuần vừa qua, giá vàng thế giới chìm nổi theo các thông tin quan trọng.
Có phiên, giá vàng chủ yếu đi ngang chờ đợi số liệu về giá tiêu dùng của Mỹ. Đến khi báo cáo mới nhất cho thấy số liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 5 tăng 0,6%, cao hơn so với mức dự tính 0,5%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI này tăng tới 5%, cao hơn mức tăng 4,7% trong tháng 4 và đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, giá vàng thăng hoa ngay lập tức.
Cụ thể, dữ liệu này đã hỗ trợ giá vàng tăng vọt lên ngưỡng 1.900 USD/ounce. Thế nhưng, ngay phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng lại nhanh chóng bị “thổi bay” 20 USD/ounce, tương đương giảm khoảng 550.000 đồng/lượng.
Hiện các nhà đầu tư đang nằm im chờ đợi tuyên bố của FED sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của FED sẽ diễn ra trong tuần này. Nhiều người kỳ vọng, FED sẽ đưa ra thông điệp về thời điểm mà Fed có thể bắt đầu thu hẹp chương trình mua tài sản hoặc bắt đầu nâng lãi suất.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư tin sự gia tăng giá tiêu dùng trong tháng 5 tại Mỹ chỉ là tạm thời. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ chưa vội vàng thay đổi quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong ngắn hạn, giá vàng vẫn nhận được hỗ trợ và kim loại quý này sẽ vượt 1.900 USD/ounce.
Cùng chiều với giá vàng thế giới, giá vàng SJC cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 200.000 đồng/lượng, giá mua bán phổ biến ở mức 56,7 – 57,25 triệu đồng/lượng. Kể từ đầu tháng 6 tới nay, giá vàng miếng SJC giảm 400.000 – 500.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra dao động quanh mức 550.000 – 600.000 đồng/lượng.