Các tổ chức thế giới và các chuyên gia trong nước nhận định, GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 6,5%, nhưng rất nhiều thách thức.
Lạc quan mức tăng trưởng 6,5-6,7%
Mới đây, công bố về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,6% trong năm 2021, là mức tăng trưởng cao nhất được dự báo cho các nước trong khu vực ASEAN.
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Oxford Economics cũng đánh giá rất cao về tốc độ hồi phục kinh tế của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được tổ chức này so sánh với Singapore: GDP Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng ở mức 7,6%; cùng với Singapore, kinh tế Việt Nam có tốc độ hồi phục hàng đầu khu vực.
Các tổ chức kinh tế và chuyên gia trong nước cũng đánh giá khá lạc quan về khả năng trưởng GDP các tháng cuối năm. Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức 6,5%.
Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi trở lại trong những tháng cuối năm và GDP cả năm 2021 có thể đạt mức tăng từ 6,1% - 6,3%.
Khá thận trọng và “khắt khe” khi đánh giá về khả năng tăng trưởng nhưng TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính, Học viện Tài chính - cũng dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ đạt trên 6%.
Thử thách tăng trưởng các quý cuối năm
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), để đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra, tăng trưởng 6 tháng cuối năm đều phải trên mốc 7%. Đây là một con số rất áp lực trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp và nguồn cung vaccine vẫn còn hạn chế.
Trao đổi với PV Lao Động chiều 13.6, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cấp cao - nhấn mạnh: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP năm 2021 mức 6,5% nhưng đây là mức tăng trưởng rất thách thức khi dịch COVID-19 tác động lên nền kinh tế toàn cầu và làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã lan rộng ở Việt Nam với diễn biến phức tạp hơn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề chính hiện nay là làm sao để cứu được các doanh nghiệp đang rất lao đao vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, bởi 97% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề là cần làm gì để vực lại khu vực kinh tế tư nhân nhỏ lẻ này.
“Nhiều lần tôi đã đề nghị có gói giải cứu các doanh nghiệp, xây dựng theo hình thức tổ hợp tín dụng, không phải là quỹ theo kiểu bỏ tiền vào quỹ để chi ra. Đây là tổ hợp của tất cả ngân hàng phải tham gia. Mỗi ngân hàng tham gia với tỉ lệ khoảng 3% trên tổng dư nợ hiện tại của mình.
Nếu các ngân hàng trong nước cùng tham gia với tỉ lệ đó thì hạn mức cho cả gói của tổ hợp tín dụng sẽ lên khoảng 300 nghìn tỉ đồng.
Tổ hợp tín dụng với hạn mức 300 nghìn tỉ đồng này có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19” - TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ và nhấn mạnh: Vấn đề chính là kiểm soát dịch bệnh. Vaccine là vấn đề tiên quyết mà các nước đang thực hiện. Tất cả các quốc gia, ví dụ ngay tại Mỹ cũng đang tạo ra miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng chỉ có thể xảy ra nếu 70-80% người dân của quốc gia đó đã được tiêm chủng.
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 1% người dân được tiêm chủng và số này đang tập trung ưu tiên những người ở tuyến đầu chống dịch. Vấn đề chính của Việt Nam là được thế giới hỗ trợ nguồn vaccine tiêm chủng.
“Từ nay đến cuối năm còn 6 tháng nữa, ít nhất chúng ta phải đạt được 30% dân số được tiêm chủng, sang năm 2022 tiếp tục để có thể 70-80% dân số được tiêm vaccine để tạo ra miễn dịch cộng đồng, có như vậy mới có thể khống chế được dịch bệnh để ổn định sản xuất” - TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”
Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.
Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.
Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.
Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc
Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:
Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc. - Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:
• STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
• STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
• Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine - Hỗ trợ qua Ví Momo:
- Mở Ví Momo .
- Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine. - Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.
Xem thêm: odl.879919-cuht-hcaht-ueihn-gnuhn-coud-tad-eht-oc-56-pdg-gnourt-gnat-cum/et-hnik/nv.gnodoal