vĐồng tin tức tài chính 365

Lún sâu trong vũng nợ 22.000 tỷ, CII "tung chiêu" gì để đưa nợ về 0?

2021-06-14 13:22

Vay nợ chồng chất

Công ty đầu tư kỹ thuật hạ tầng TP HCM (CII) Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực phát triển hạ tầng. Tên tuổi của CII gắn liền với hai dự án trọng điểm là dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội (tổng vốn đầu tư hơn 4.900 tỷ đồng) và Cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận (tổng vốn đầu tư hơn 12.600 tỷ đồng).

Theo báo cáo tài chính năm 2020 của CII, doanh thu tăng vọt gấp 3 lần so với năm trước, ghi nhận 5.374 tỷ đồng. Song song với mức tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này cũng đạt 253 tỷ đồng, tăng gần 30%. Theo giải trình từ CII, sự tăng trưởng này đến từ việc một số công trình, dự án đầu tư đã hoàn thành.

Tuy doanh thu và lợi nhuận tăng vọt, nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của CII trong những năm gần đây liên tục thâm hụt, không đủ phục vụ nhu cầu đầu tư.

Cụ thể, trong năm 2018 dòng tiền hoạt động kinh doanh chính chỉ tạo ra được 716 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư lên tới 2.551 tỷ đồng. Sang đến năm 2019, dòng tiền hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra 135 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư là 1.046 tỷ đồng. Năm 2020, dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này ghi nhận mức âm kỷ lục lên đến 1.393 tỷ đồng, trong khi nhu cầu đầu tư lên đến 720 tỷ đồng.

Chính vì dòng tiền kinh doanh không đủ bù đắp hoạt động đầu tư khiến doanh nghiệp phải huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Chiến lược huy động vốn liên tục trong nhiều năm khiến tổng giá trị nợ vay cũng như tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của CII tăng cao.

Nếu như năm 2016, tổng nợ vay là 5.844 tỷ đồng, thì tới ngày 30/12/2020 đã tăng lên gần 4 lần, ghi nhận 21.761 tỷ đồng, chiếm 280% vốn chủ sở hữu. Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, đạt giá trị 13.468 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 8.293 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Lún sâu trong vũng nợ 22.000 tỷ, CII 'tung chiêu' gì để đưa nợ về 0?

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của CII qua các năm

 

Về khoản vay ngắn hạn, CII đang nợ HDBank 676 tỷ đồng, VPBank 516 tỷ đồng, BIDV 285 tỷ đồng, các công ty chứng khoán 321 tỷ đồng. Các khoản vay này chủ yếu được đảm bảo bằng việc thế chấp các cổ phiếu và dự án bất động sản của công ty. Về khoản vay dài hạn, CII đang nợ Vietinbank 3.555 tỷ đồng, BIDV 1.446 tỷ đồng, TPBank 845 tỷ đồng, VPBank 268 tỷ đồng,…

Bên cạnh dư nợ vay liên tục tăng thì áp lực lãi vay của CII cũng tăng vọt. Dù lợi nhuận trước thuế của CII trong năm 2019 và năm 2020 lần lượt đạt  522 tỷ đồng và 472 tỷ đồng, song chi phí lãi vay phải trả trong 2 năm trên lần lượt là 729 tỷ đồng 901 tỷ đồng.

Trong năm 2021, công ty dự kiến phát hành 1.600 trái phiếu kèm chứng quyền trong năm 2021 và dùng phần lớn nguồn vốn huy động để tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm hiện hữu như dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án KDC Sơn Tịnh…

"Nếu làm xong Fintech, nợ của CII sẽ về 0"

Đó là lời khẳng định của ông Lê Quốc Bình - Tổng Giám đốc của CII trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua. Theo đó, để xử lý vấn đề vay nợ cao, ban lãnh đạo CII đã làm việc với các tổ chức tài chính lớn trong nước để nghiên cứu phát triển các sản phẩm đầu tư tài chính an toàn trên nền tảng Fintech nhằm mục tiêu tái cấu trúc toàn diện dòng tiền tương lai của tất cả các tài sản hiện hữu của công ty.

Theo đó, thông qua sản phẩm này, CII muốn tạo ra một công cụ để người dân có thể dùng tiền nhàn rỗi của mình đầu tư trực tiếp vào dự án BOT thông qua Smartphone, qua đó giảm bớt gánh nặng của doanh nghiệp với các khoản vay tín dụng trong nước. 

Mục tiêu trước mắt công ty đặt ra là thực hiện các gói trái phiếu lên đến 20.000 tỷ đồng, dựa trên nguồn trả nợ là dòng doanh thu từ các dự án BOT hiện hữu đã đi vào vận hành thu phí. Tổng số tiền mà CII kỳ vọng thu được từ các sản phẩm trái phiếu đang xây dựng (4 sản phẩm) là 11.000 tỷ đồng.

Hiện CII đang làm việc với 4 ngân hàng có tên tuổi và 15 đơn vị khác gồm công ty chứng khoán, ví điện tử để thực hiện. Bản thân CII sẽ thành lập một công ty Fintech, sản phẩm đầu tiên là trái phiếu cho xa lộ Hà Nội. 

Về kết quả kinh doanh quý I/ 2021, doanh thu thuần của CII tăng 104% so với năm trước đạt 964 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số chỉ đạt 4 tỷ đồng, giảm 98% so với năm trước.

Nguyên nhân đưa ra là do trong quý 1 năm 2020 phát sinh lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính với giá trị lớn mà trong kỳ này không phát sinh, mặt khác chi phí tài chính cùng kỳ này tăng so với kỳ năm trước.

Trước đó, CII đặt kế hoạch năm 2021 đạt tổng doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ đồng, tăng 14,3% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, kết thúc quý đầu tiên, doanh nghiệp chỉ hoàn thành được 7,8% kế hoạch lợi nhuận.

PHƯƠNG LY

Xem thêm: lmth.525715a-ev-on-aud-ed-ig-ueihc-gnut-iic-yt-00022-on-gnuv-gnort-uas-nul/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lún sâu trong vũng nợ 22.000 tỷ, CII "tung chiêu" gì để đưa nợ về 0?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools