vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM giãn cách thêm 2 tuần theo Chỉ thị 15

2021-06-15 07:55

Ngày 14-6, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP ghi nhận hơn 800 ca nhiễm, xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày giãn cách xã hội.

Một số nơi có thể chuyển sang Chỉ thị 16 hoặc 19

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ thêm hai tuần kể từ ngày 15-6. Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) chuyển từ thực hiện Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15.

“Tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và mức độ kiểm soát, trong tuần tới một số khu vực có thể chuyển sang thực hiện Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 19” - ông Phong nói.

TP.HCM giãn cách thêm 2 tuần theo Chỉ thị 15 - ảnh 1
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp. Ảnh: N.NGA

Lý do đưa ra quyết định này, ông Phong cho rằng sau hai tuần thực hiện giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây cho thấy khả năng dịch đã len lỏi trong cộng đồng từ đầu tháng 5 và đã trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm.

Trong thời gian tới, ông Phong yêu cầu chủ tịch các quận, huyện và TP Thủ Đức phải tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành chỉ thị về giãn cách xã hội và chỉ đạo của UBND TP về phòng chống dịch.

“Đang thực hiện chỉ thị mà còn tổ chức ăn nhậu, tụ tập đông người là sao” - ông Phong phê bình và yêu cầu từ bây giờ nếu để xảy ra tụ tập đông người, không chấp hành nghiêm Chỉ thị 15, nếu để phát sinh dịch bệnh thì chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức phải chịu trách nhiệm, tùy mức độ có thể xem xét, xử lý.

Ông đề cập vụ tổ chức ăn nhậu khiến sáu người bị dương tính với COVID-19 ở quận 12, yêu cầu lãnh đạo quận và các địa phương không để lặp lại vụ việc tương tự.

Ông Phong cũng yêu cầu trụ sở các nơi làm việc phải tăng hệ thống kiểm tra phòng chống dịch chặt chẽ hơn, không để xảy ra trường hợp như BV Bệnh nhiệt đới. “Nó “thủng” ngay từ nhân viên BV Bệnh nhiệt đới chứ không ở đâu cả” - ông Phong nói và đề nghị cần xem lại công tác kiểm soát, nếu không chặt chẽ, xuất hiện dịch từ cán bộ, nhân viên của sở, ngành, quận, huyện thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ đạo và sự điều hành chung của TP.

Ông Phong cũng yêu cầu thực hiện giãn cách triệt để và đảm bảo thực hiện 5K trong suốt quá trình làm việc; các bếp ăn tập thể chỉ mang đi, không được ăn chung tại chỗ. Bố trí khu vực kiểm soát dịch bệnh tách biệt với khối nhà làm việc, chuẩn bị sẵn sàng phương án trong trường hợp công sở bị cách ly. Dừng triệt để các cuộc họp trực tiếp không cần thiết.

Kéo dài giãn cách để an tâm

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thống nhất với việc TP tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm hai tuần.

“Chúng ta cần thiết phải tiếp tục kéo dài giãn cách toàn TP.HCM một thời gian nữa, tương ứng với chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới để có đủ thời gian và điều kiện để an tâm quyết định những vấn đề quan trọng khác” - ông Nên nói.

Đối với những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, dự liệu những tiềm ẩn khó đoán định không thể kiểm soát được, Bí thư Thành ủy đề nghị áp dụng một số biện pháp cao hơn. Còn nơi nào đảm bảo an toàn cao, kiểm soát được, chủ động các biện pháp phòng ngừa căn bản thì có thể thực hiện Chỉ thị 19.

Để phòng dịch tốt hơn, trong thời gian tới, ông Nên đề nghị BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP phối hợp với Viện Pasteur hỗ trợ BV Bệnh nhiệt đới xét nghiệm lại một lần nữa nhân viên y tế, đảm bảo chặn sớm điểm lây nhiễm này để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, vì đây là mục tiêu đặc biệt cần được bảo vệ.

Chủ tịch UBND TP, bí thư TP Thủ Đức và các quận, huyện, người đứng đầu các cấp, các ngành phải tăng cường kiểm tra, xem xét, xử lý những người phớt lờ quy định chống dịch, để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, xử lý nghiêm người không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực.

Ông cũng đề nghị từng người, từng nhà, từng cơ quan, đơn vị địa phương phải tăng cường tự quản theo chỉ đạo của Thủ tướng, bởi vì “cứ một người lơ là, cả nhà chịu khổ; một người chủ quan, cả làng phải vất vả và một người coi thường, cả phường phải cách ly”.

Về vấn đề vaccine phòng dịch COVID-19, ông Nên đề nghị cần công khai lộ trình vaccine để người dân được biết, bàn, tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát. “BCĐ quốc gia, Chính phủ và Bộ Y tế đã công khai mở cơ chế thuận lợi nhất cho các địa phương chủ động tiếp cận vaccine” - ông Nên nói.

Thử thách lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh

Đánh giá về tình hình dịch bệnh thời gian qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng mặc dù TP đã dồn sức thực hiện tất cả biện pháp phòng chống dịch, tập trung mọi nguồn lực với quyết tâm cao nhất nhưng đến nay vẫn còn nhiều điều đáng lo, đáng ngại.

Điều mà ông lo ngại là số người thuộc diện F1, F2 phải cách ly ngày càng lớn, trong khi ngoài xã hội chưa biết bao nhiêu người âm thầm mang mầm bệnh; số người bệnh rất nặng cũng đang tăng dần trong khi năng lực cấp cứu có hạn. Nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây và một số chuỗi vừa mới phát hiện chưa kịp truy vết.

Đặc biệt, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho rằng ngày càng xuất hiện những ca nhiễm bất ngờ, một số trường hợp do chủ quan, lơ là và mất cảnh giác gây ra. “Từ một người bán nước giải khát nhiễm bệnh đã lây lan cho rất nhiều người. Hay từ một nhân viên hành chính ở một bệnh viện đã gây nguy hiểm cho một thành trì, đơn vị có thành tích tiêu biểu ở tuyến đầu chống dịch. Hay là một tiệc nhậu đã gây hậu quả đến nhiều gia đình và lây lan đến cả vùng” - ông Nên nói và cho rằng còn “nhiều chuyện nữa nhưng không thể kể hết”.

Theo ông, tình hình trên đặt cho TP.HCM một thử thách rất lớn, đó là biện pháp nào để kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời phục hồi sản xuất theo tinh thần bình thường mới để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép. Chính vì vậy, cần phải xem xét, chọn lựa những giải pháp tốt nhất cho TP.HCM và người dân, doanh nghiệp. 

“Nếu kiểm soát tốt, từng bước nới lỏng”

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng TP.HCM đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, từ đó đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phòng chống dịch và duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa được như mong muốn.

Theo Phó Thủ tướng, đến nay cơ bản TP.HCM đã kiểm soát được ổ dịch tại điểm nhóm truyền giáo Phục hưng nhưng lại xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng. Do vậy, ông nhất trí với việc tiếp tục áp dụng giãn cách toàn TP.HCM theo Chỉ thị 15.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu phải truy vết quyết liệt, làm tận gốc, những ca nào mới phát hiện cũng phải khoanh vùng nhanh, truy vết nhanh nếu để chậm trễ sẽ lây lan khó lường. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp giãn cách kịp thời, nếu kiểm soát tốt thì từng bước nới lỏng.

TP.HCM cần đánh giá nguyên nhân nguồn lây để có giải pháp xử lý tốt; nắm chắc địa bàn, quản lý chắc địa bàn, quản lý các hoạt động cộng đồng, quản lý các hoạt động mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo… “Dứt khoát trên địa bàn dân cư không để sơ hở, phải kiểm soát chặt chẽ. Các tổ chức quản lý, tổ dân phố, tổ COVID - 19 không để xảy ra tình trạng sinh hoạt tập trung đông người. Nơi nào xảy ra vi phạm sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu” - ông Bình nói.

Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất phải đảm bảo sản xuất có sự giãn cách, có quy trình, quy chế chặt chẽ. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc xét nghiệm nhanh, sàng lọc nhanh, phát hiện nhanh, xử lý nhanh để phát hiện các ca nhiễm và sẵn sàng chuẩn bị các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến.

 

Chỉ thị 15

ngày 27-3-2020

Chỉ thị 16

ngày 31-3-2020

Chỉ thị 19

ngày 24-4-2020

Tập trung

đông người

Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 1 phòng

Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết

Dừng lễ hội, tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người

Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

Không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện

Không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài công sở, trường học, bệnh viện

Khoảng cách an toàn tối thiểu

2 m

2 m

1 m

Các cơ sở

kinh doanh

- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ

- Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa

- Vẫn tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ

- Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa

- Mở cửa trở lại với nhà hàng, quán ăn, khách sạn, xổ số, bán buôn, bán lẻ…

- Danh lam thắng cảnh, khu di tích, khu thể thao hoạt động trở lại

Vẫn đóng cửa khu vui chơi giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường

Hoạt động vận tải

Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Xe khách liên tỉnh, nội tỉnh, taxi… được hoạt động trở lại

Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến nơi khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng

 

Xem thêm: lmth.918299-51-iht-ihc-oeht-naut-2-meht-hcac-naig-mchpt/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM giãn cách thêm 2 tuần theo Chỉ thị 15”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools