vĐồng tin tức tài chính 365

Tiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩy

2021-06-15 10:38
Tiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩy - Ảnh 1.

Trang 9 của Truyện Kiều - Tác phẩm và lời bình - Ảnh: TRƯỜNG LÂN

1. Tháng 6 là thời điểm nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Qua báo chí và mạng xã hội, chúng ta có thể biết được đề thi từng môn ngay sau khi kết thúc buổi thi. Mới đây, đề thi môn ngữ văn của một địa phương đã yêu cầu thí sinh xác định nguồn trích, tên tác giả và tên các nhân vật được đề cập trong hai câu thơ: "Mai cốt cách tuyết tinh thần,/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Câu trả lời mong đợi của người ra đề là hai câu thơ trên được lấy từ đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" (sách Ngữ văn 9 tập 1) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và hai nhân vật được đề cập là chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Điều đáng nói là hai câu thơ được trích dẫn trong đề thi không có dấu phẩy giữa "cách" và "tuyết", giữa "vẻ" và "mười". Vậy người ra đề có trích dẫn sai không?

2. Mở sách Ngữ văn 9 tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục Việt Nam, ta thấy đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" được trình bày ở trang 81, gồm 24 câu thơ, từ câu 15 đến câu 38 của Truyện Kiều. Trong sách, đoạn trích này không hề có dấu phẩy giữa "cách" và "tuyết", giữa "vẻ" và "mười". Như vậy, người ra đề đã trích dẫn đúng theo sách giáo khoa hiện hành. Nhưng sách giáo khoa bỏ đi dấu phẩy như vậy có hợp lý không về mặt khoa học và về mặt sư phạm?

3. Truyện Kiều được Nguyễn Du (1766-1820) sáng tác bằng chữ Nôm trước năm 1814 hoặc trong giai đoạn 1814-1820. Khi đó, Nguyễn Du không dùng các dấu ngắt câu như ngày nay. Kim Vân Kiều truyện (1875) do Trương Vĩnh Ký (1837-1898) phiên âm từ chữ Nôm là bản quốc ngữ đầu tiên của Truyện Kiều. Kể từ đó, các bản quốc ngữ của Truyện Kiều không chỉ có dấu phẩy, dấu chấm mà còn có dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu hỏi, dấu chấm than và dấu ngoặc kép.

Trở lại hai câu thơ nói trên, bản quốc ngữ xưa nhất như Kim Vân Kiều truyện (1875) hoặc bản quốc ngữ gần đây như Truyện Kiều - Tác phẩm và lời bình (2007) của NXB Văn Học đều in là: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần,/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười".

Trong câu sáu, Nguyễn Du đã sử dụng tiểu đối. Ông dùng "mai cốt cách" đối với "tuyết tinh thần" để thể hiện ước lệ phong thái của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân: một người có cốt cách thanh tú như mai, người kia có tinh thần thuần khiết như tuyết. Và dù "mỗi người một vẻ" khác nhau, họ đều đạt đến sự toàn mỹ "mười phân vẹn mười". Vì vậy, Trương Vĩnh Ký và các nhà biên soạn sau này đã đặt dấu phẩy giữa "cách" và "tuyết", giữa "vẻ" và "mười".

4. Suốt 24 câu của đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong sách Ngữ văn 9 tập 1, ta không hề thấy dấu phẩy nào, trừ dấu phẩy vốn có giữa câu sáu và câu tám. Nếu đối chiếu với các bản quốc ngữ khác, ta thấy có đến 8 câu thơ bị bỏ quên dấu phẩy ở đoạn trích gồm 24 câu thơ này. Có thể đây là dụng ý riêng của những người biên soạn sách, nhưng việc bỏ quên này gây khó cho giáo viên trong giảng dạy và gây khó cho học sinh trong cảm thụ văn học lẫn tập làm văn.

5. Học sinh và giáo viên cả nước còn dùng sách Ngữ văn 9 tập 1 của NXB Giáo Dục Việt Nam trong 3 năm nữa cho đến khi có sách giáo khoa mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thiết nghĩ, NXB Giáo Dục Việt Nam nên bổ sung bảng đính chính những sơ suất trên (và những sơ suất khác nếu có).

Tiếng nước tôi: Người mà đến thế thì thôiTiếng nước tôi: Người mà đến thế thì thôi

TTO - Trong truyền thống Việt ngữ học, từ hư là lớp từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng, vì thế chuyển sang tiếng Anh, tiếng Pháp chúng được gọi là "từ rỗng nghĩa" (empty word, mot vide).

Xem thêm: mth.90075351241601202-yahp-uad-neuq-ob-aohk-oaig-hcas-ihk-iot-coun-gneit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools