vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà virus học nổi tiếng Trung Quốc 'kêu oan' với báo Mỹ về nguồn gốc virus corona

2021-06-15 13:00
Nhà virus học nổi tiếng Trung Quốc kêu oan với báo Mỹ về nguồn gốc virus corona - Ảnh 1.

Tiến sĩ Thạch Chính Lệ, nhà virus học, chuyên gia làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Phủ nhận các nghi vấn

Theo báo New York Times (NYT), tiếng nói của tiến sĩ Lệ bảo vệ danh tiếng cho phòng thí nghiệm nhưng rộng hơn là cho Trung Quốc. Ban đầu, khi phóng viên NYT gọi điện cách đây hai tuần, bà từ chối trả lời phỏng vấn, với lý do vướng quy định của viện. Dù vậy, bà không giấu được bức xúc là mình "bị oan".

Trong một cuộc gọi không hẹn trước, bà nói hơi cao giọng vì bực bội với NYT: "Làm sao tôi có thể đưa ra bằng chứng cho một thứ không có bằng chứng".

"Tôi không thể hiểu tại sao thế giới lại đi đến mức này, liên tục bôi bẩn một nhà khoa học vô tội", bà nhắn tin cho phóng viên NYT

Trong phần phỏng vấn qua email sau đó, bà Lệ khẳng định những giả thuyết về việc virus lọt ra từ phòng thí nghiệm nơi mình làm việc, kể cả thông tin 3 đồng nghiệp của bà có thể đã bị mắc COVID-19 vào tháng 11-2019, là vô căn cứ.

"Viện Virus học Vũ Hán không hề có các trường hợp nào (bị bệnh) như vậy". Bà đánh đố phóng viên: "Nếu có thể, hãy cung cấp tên của những người này để chúng tôi kiểm tra".

Trước câu hỏi phòng thí nghiệm của bà có nắm bất kỳ nguồn nào về virus corona chủng mới trước khi đại dịch bùng phát không, bà Lệ khẳng định là không.

Chìa khóa về nguồn gốc của virus

Với phương Tây, bà Lệ là chìa khóa để một ngày nào đó, thế giới biết được liệu virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 có thoát ra từ phòng thí nghiệm hay không. Với chính phủ và người dân Trung Quốc, bà là nữ anh hùng góp phần vào thành công của đất nước trong việc kiềm chế dịch bệnh và là nạn nhân của các thuyết âm mưu độc ác.

Bà Thạch Chính Lệ là tâm điểm của sự chú ý do là nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về virus corona nhiều năm qua ở phòng thí nghiệm thuộc Viện Virus học Vũ Hán, thành phố nơi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện.

Hiện nay, chưa có bằng chứng trực tiếp nào chứng minh cho giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, một số người cho rằng không thể vội vã bác bỏ khả năng này khi không có sự điều tra kỹ lưỡng.

Một số nhà khoa học đặt nghi vấn rằng có thể bà Lệ đã thực hiện các thí nghiệm về virus corona ở dơi mà không đảm bảo đủ điều kiện an toàn. Có thể họ đã thu thập rồi nhiễm virus corona chủng mới từ tự nhiên, như trong hang dơi. Hoặc có thể họ tạo ra nó, do tình cờ hoặc cố ý và sau đó virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm bằng cách lây cho một nhân viên nào đó.

Thí nghiệm của bà được thực hiện ở phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2, nơi an ninh thấp hơn so với các phòng thí nghiệm khác tại viện. Điều này cũng đã đặt ra câu hỏi về việc có thể mầm bệnh đã lọt ra ngoài từ đây.

Bà Lệ cho rằng virus corona được nghiên cứu ở phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 vì không có bằng chứng cho thấy virus có thể nhiễm trực tiếp cho con người và khẳng định của bà được nhiều nhà khoa học công nhận.

Những người ủng hộ giả thuyết dịch bệnh có nguồn gốc tự nhiên thì cho rằng Vũ Hán là một trung tâm giao thông lớn. Trước khi dịch xảy ra, các khu chợ của thành phố vẫn bày bán nhiều loài động vật có khả năng chứa mầm bệnh, có thể nhảy sang con người.

Các chuyên gia về virus cũng khẳng định virus có thể đã nhảy từ động vật sang người bên ngoài môi trường phòng thí nghiệm. Do không có bằng chứng trực tiếp nào về nguồn gốc tự nhiên của đại dịch, giả thuyết nào cũng có lý. 

Cuộc điều tra về nguồn gốc của virus cần vượt qua những vấn đề về chính trị, biên giới và thành tích cá nhân. Tất cả các kịch bản khả thi, kể cả khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm đều cần phải được xem xét.

Trung Quốc cởi mở nửa vời

Việc Trung Quốc từ chối cho điều tra độc lập ở phòng thí nghiệm của bà Lệ, hoặc chia sẻ dữ liệu về nghiên cứu, đã gây khó khăn cho việc xác thực tuyên bố chắc như đinh đóng cột của bà với báo NYT.

Hành động của Trung Quốc làm nghi ngờ về nguồn gốc của COVID-19 tồn tại dai dẳng, vì có quá nhiều sự tình cờ khi dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu ở thành phố nơi có Viện Virus học Vũ Hán, đơn vị nghiên cứu về virus corona ở dơi.

Trước đây, Bắc Kinh đã đồng ý cho phép một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến Trung Quốc, nhưng hạn chế quyền tiếp cận của họ.

Báo cáo vào tháng 3-2021 của WHO cho biết giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra nhưng kết luận của họ bị chỉ trích là vội vàng.

Nhiều nhà khoa học yêu cầu Trung Quốc tăng cường minh bạch, hợp tác nhiều hơn với cuộc điều tra, chia sẻ thông tin hồ sơ y tế của nhân viên, nhật ký thí nghiệm của phòng thí nghiệm và cơ sở dữ liệu trình tự gene của virus để đánh giá các tuyên bố của bà Lệ.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu các cơ quan tình báo điều tra về nguồn gốc của đại dịch. Mới đây, ngày 13-6, lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7 kêu gọi tiếp tục điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc COVID-19, riêng Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu Trung Quốc minh bạch và cho phép tiếp cận các phòng thí nghiệm của nước này để điều tra.

"Tôi không có gì phải sợ"

Bà Thạch Chính Lệ, 57 tuổi, lấy bằng tiến sĩ của Đại học Montpellier, Pháp năm 2000 và bắt đầu nghiên cứu về dơi năm 2004 sau dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm chết 700 người trên thế giới.

Năm 2011, bà có thành công đột phá khi phát hiện dơi ở một hang dơi tại Tây Nam Trung Quốc có virus corona, tương tự như virus đã gây bệnh SARS.

Bà Lệ khẳng định các thí nghiệm của bà không đặt ra mục tiêu làm cho virus nguy hiểm hơn, mà để hiểu cách nó nhảy qua các loài khác nhau.

Bà Lệ khẳng định cá nhân mình và Viện Virus học Vũ Hán đã cởi mở với WHO và cộng đồng khoa học quốc tế, nhưng việc chính trị hóa câu hỏi về nguồn gốc của virus đã khiến bà mất hết nhiệt huyết với cuộc điều tra.

"Đây không còn là câu hỏi của khoa học nữa mà là suy đoán hoàn toàn bắt nguồn từ sự ngờ vực", bà khẳng định mình không có gì phải sợ vì không làm gì sai.

Chuyên gia Việt tham gia nhóm điều tra của WHO nói gì về nguồn gốc virus?Chuyên gia Việt tham gia nhóm điều tra của WHO nói gì về nguồn gốc virus?

TTO - Ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia thuộc nhóm điều tra COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho rằng cần tập trung xem xét các trang trại động vật hoang dã ở miền nam Trung Quốc để tìm nguồn gốc của đại dịch.

Xem thêm: mth.69134559051601202-anoroc-suriv-cog-nougn-ev-ym-oab-iov-nao-uek-couq-gnurt-gneit-ion-coh-suriv-ahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà virus học nổi tiếng Trung Quốc 'kêu oan' với báo Mỹ về nguồn gốc virus corona”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools