vĐồng tin tức tài chính 365

Hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Đúng và trúng đối tượng

2021-06-16 06:16

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, trong đó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người lao động; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19...

Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hội đang xây dựng dự thảo các chủ trương, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo Tổng cục Thống kê, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã làm ảnh hưởng đến hơn 9 triệu lao động.

Thiếu việc, mất việc vì dịch bệnh kéo dài

Cách anh Giang (tỉnh Tuyên Quang) giảm chi phí sau khi mất việc là rủ bạn về ở cùng nhằm chia đôi tiền trọ. Trước tăng ca, anh ăn 2 bữa ở công ty, giờ không có việc còn thêm khoản chi mua đồ ăn hàng ngày. Việc càng ngày càng ít, sau đó anh nghỉ hẳn. Có vài triệu dự phòng anh cũng tiêu hết, thậm chí phải gọi điện xin bố mẹ gửi tiền hỗ trợ.

Khi hết thời hạn cách ly F1, anh Việt trở về cũng là lúc công ty hết việc. Tìm việc rồi chờ việc, sinh hoạt của 5 người trong nhà cũng chỉ trông vào mình vợ. Muốn đưa các con về quê để giảm chi phí nhưng quê nhà cũng khó khăn.

Hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Đúng và trúng đối tượng - Ảnh 1.

Theo Tổng cục Thống kê, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã làm ảnh hưởng đến hơn 9 triệu lao động. (Ảnh: Báo Nhân dân)

"Tất cả việc chi tiêu hầu như chỉ tập trung vào bữa ăn, còn lại những vấn đề khác là cắt giảm", anh Nguyễn Văn Việt, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, chia sẻ.

Bốn lần dịch bệnh bùng phát trong 2 năm đã đẩy hàng trăm nghìn lao động vào khó khăn chưa từng có. Các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nên nhiều người bị giãn việc, mất việc, đó là chưa kể hàng chục nghìn lao động F0, F1, F2, thậm chí F3 mất thu nhập.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong quý I năm nay, 540.000 người mất việc; 2,8 triệu người tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc nghỉ giãn việc; 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Tại Bắc Giang, có thời điểm 4 khu công nghiệp đóng cửa. Mỗi ngày, giá trị sản xuất công nghiệp tại Bắc Giang mất 2.000 tỷ đồng, 140.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó khoảng 30.000 lao động ngoại tỉnh đã được đưa về quê trong thời gian không có việc làm để đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong đề xuất mới trình Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra 7 nhóm chính sách cụ thể bao gồm:

1. Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

3. Hỗ trợ lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;

4. Hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể;

5. Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;

6. Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

7. Đề xuất Ngân sách Trung ương hỗ trợ đột xuất cho các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.

Doanh nghiệp mỏng mỏi sớm được nhận hỗ trợ

Theo Tổng cục Thống kê, trong thời gian tới dịch bệnh sẽ tiếp tục tác động đến người lao động. Dự báo số lượng lao động bị phải cách ly, ngừng việc có thể lên tới 2 - 2,5 triệu người. Mong đợi những chính sách hỗ trợ, nhưng cùng với đó các doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn.

Công ty PT-2000 đang cho gần 300 công nhân nghỉ việc tạm thời hết tháng 6. Tuy nhiên công ty vẫn trả lương, bảo hiểm xã hội, vấn đề là còn khoản bảo dưỡng máy móc, chi phí cũng hết gần 4 tỷ đồng.

Trước khó khăn hiện nay, công ty mong muốn chính quyền hỗ trợ về nguồn vốn lưu động khoảng 10 tỷ đồng và lùi thời hạn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo thống kê, TP Hồ Chí Minh có khoảng 21.000 doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề và rất cần sự hỗ trợ để có thể vượt qua thời điểm này.

Hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Đúng và trúng đối tượng - Ảnh 3.

Bốn lần dịch bệnh bùng phát trong 2 năm đã đẩy hàng trăm nghìn lao động vào khó khăn chưa từng có. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Doanh nghiệp và người lao động đều mong muốn được hỗ trợ với các giải pháp đủ lớn, đủ thời gian, đủ dài để ổn định sản xuất.

Năm 2020, ngay sau khi thực hiện các biện pháp giãn cách và cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ xây dựng ngay lập tức gói hỗ trợ lên đến 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho những gia đình chính sách, người bị giảm sâu thu nhập và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất do dịch COVID-19. Trong điều kiện eo hẹp của ngân sách nhà nước, gói hỗ trợ này đã kịp thời giúp nhiều gia đình đỡ khó khăn, khẳng định tính ưu việt của chế độ.

Còn mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần làm rõ nội dung: các đối tượng được hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian hỗ trợ; nguồn kinh phí hỗ trợ; tổng mức hỗ trợ... khi xây dựng Dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, Tờ trình Bộ Chính trị về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, qua đó tiếp tục khẳng định sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước tới đời sống người lao động và tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19.

Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tác động đến công nhân và người lao động trên cả nước như thế nào? Trong lúc nghỉ dịch, người lao động được hỗ trợ mức lương từ 70 - 80% mức lương cơ bản của doanh nghiệp theo Luật Lao động. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, nguồn tài chính thu hẹp, liệu rằng hỗ trợ Nhà nước ở góc độ nào sẽ là hiệu quả để giúp doanh nghiệp và từ đó là hỗ trợ cho người lao động?

Câu trả lời phần nào sẽ có trong chương trình Vấn đề hôm nay (15/6) với sự tham gia của ông Lê Quang Trung, Nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Mời quý vị theo dõi qua video trên!

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết hỗ trợ người lao độngKhẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết hỗ trợ người lao động

VTV.vn - Bộ LĐTBXH khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.16722532251601202-gnout-iod-gnurt-av-gnud-91-divoc-hcid-iob-gnouh-hna-gnod-oal-ort-oh/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Đúng và trúng đối tượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools