Suốt nhiều năm, những bài đăng về cuộc sống của cả hai hoặc các bài viết cho những đứa cháu đáng yêu nhận được sự quan tâm của cộng đồng.
Tác phẩm Nhìn lại cuộc sống đẹp biết bao (N.Y. dịch) ra đời từ những chia sẻ trên mạng đó, khi cả hai ông bà ngấp nghé tuổi 80.
Với bút danh Grandpa Chan và Grandma Marina, độc giả có thể thấy hai tác giả muốn xuất hiện với tâm thế người ông, người bà trong gia đình chia sẻ những câu chuyện nho nhỏ riêng tư mà ai cũng có thể viết ra.
Nhưng chính vì điều ai cũng có thể viết ra nhưng không viết đó, những câu chuyện nhỏ đời thường của ông bà lại chạm vào mẫu số chung của nhiều người. Điều này cũng chính là yếu tố thành công của cuốn sách.
Đặc biệt, giữa lúc thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, những thông điệp về gia đình, gắn kết nguồn cội, trân trọng những thứ quanh mình càng trở nên đáng quý.
Còn nhớ trong giai đoạn đầu đại dịch, người cao tuổi là đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội. Nhưng với suy nghĩ: "Mỗi ngày là một ngọn đồi khác phải vượt qua", hai ông bà đã đón nhận những thay đổi quanh mình một cách nhẹ nhàng.
Bởi cả hai không xa lạ với khó khăn gian khổ. Họ gặp nhau năm 1963, khi cả hai đang là sinh viên Đại học Quốc gia Seoul danh giá của Hàn Quốc.
Sau khi tốt nghiệp, cả hai cùng theo nghề giáo, sống cuộc đời của những trí thức nghèo. Để cải thiện cuộc sống, hai vợ chồng chuyển đến Brazil cùng các con năm 1981, ông kinh doanh quần áo, còn bà dạy văn học Hàn Quốc.
Cuộc sống cuốn trôi nhiều thứ, cả hai vẫn không từ bỏ sở thích từ trẻ của mình là vẽ và viết. Ẩn sau vẻ ngoài tươi sáng, cuốn sách trong một khía cạnh nào đó còn hé lộ nỗi niềm của những di dân, đời sống nơi đất khách quê người cũng như những cách biệt thế hệ.
TTO - Nhà nghiên cứu Trần Bảo Định vừa ra mắt tập sách khảo cứu có đề tài thú vị: Phật tính dân gian Nam Bộ - đôi điều suy ngẫm.
Xem thêm: mth.4022743251601202-id-naig-ueid-gnuhn-gnab-gnouht-uey-uad-ihg/nv.ertiout