vĐồng tin tức tài chính 365

KTSG số 25-2021: Cần sớm có vaccin dịch vụ

2021-06-16 15:03

KTSG số 25-2021: Cần sớm có vaccin dịch vụ

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) - Nghị quyết 21 của Chính phủ khẳng định sẽ tiêm vaccin miễn phí cho toàn bộ những đối tượng thuộc diện ưu tiên, đồng thời cũng nói đến tiêm vaccin dịch vụ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nguồn cung vaccin nhỏ giọt và nhóm ưu tiên tiêm chủng cũng rất lớn, có lẽ còn phải chờ khá lâu mới có vaccin dịch vụ.

Theo quan điểm trong bài xã luận (ở mục Ý kiến) có tựa đề Cần sớm có thêm vaccin dịch vụ, mở đầu số báo KTSG phát hành sáng mai (17-6), có không ít người do đặc thù công việc, đặc thù về sức khỏe và địa bàn sinh sống…, mà họ cần được tiếp cận vaccin sớm hơn. Nếu có vaccin dịch vụ thì việc đáp ứng sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn.

Bên cạnh đó, bài xã luận của KTSG cũng đề cập những lợi ích không thể không nhắc đến của việc sớm có vaccin dịch vụ, như giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước vốn đang căng mình đáp ứng rất nhiều yêu cầu cấp bách; hay khoản tiền thu được từ vaccin dịch vụ có thể là nguồn hỗ trợ tài chính cho việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo quản vaccin và nâng cao năng lực tiêm chủng…

Các đề tài thời sự khác trên cùng số báo:

Khi “cả thế giới” nằm trong chiếc… smartphone (Thái Thị Tuyết Dung): Đã đến lúc cần khung pháp lý riêng cho việc khám xét điện thoại cá nhân nhằm bảo vệ quyền riêng tư.

Thanh toán không dùng tiền mặt: cần dung hòa lợi ích (Châu Phan): Đề xuất của ngành thuế về việc thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả giao dịch, không giới hạn tổng giá trị thanh toán là nhằm phục vụ cho sự tiện lợi của ngành thuế, trong khi việc này cũng làm phát sinh nhiều phí tổn và mối nguy hại cho khách hàng.

Bất ổn chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần (TS. Võ Đình Trí): Nếu hệ thống an sinh xã hội tốt thì có thể giúp người lao động vượt qua khó khăn mà không phải dùng đến lựa chọn rút BHXH một lần.

Quảng cáo gian dối là tội phạm (Phan Nhật): Khi tội quảng cáo gian dối được tòa nêu tên, những người nói dối rằng mình đã sử dụng sản phẩm này, trải nghiệm sản phẩm kia cũng sẽ phải đối diện án phạt.

Mười năm dài của Luật Quảng cáo (Trương Trọng Hiểu): Sau gần mười năm được thông qua, một lần nữa những trúc trắc trong quá trình xây dựng và thực thi Luật Quảng cáo được dịp “nóng” trở lại.

Sáu tháng rưỡi, tiền đồng lên giá 0,86% (Hải Lý): Tiền đồng lên giá làm cho các nhà nhập khẩu “dễ thở” hơn, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí hơn.

Cổ phiếu chứng khoán “dậy sóng” theo VN-Index! (Đăng Linh): Chứng khoán mang tính chu kỳ, biến động lớn và phụ thuộc nhiều biến số. Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán có lẽ sẽ thích hợp với các nhà đầu tư ưa thích giao dịch ngắn hạn hơn là nắm giữ lâu dài.

Dòng tiền luân chuyển - cổ phiếu thủy sản đón sóng (Triêu Dương): Phiên giao dịch ngày 10-6 đã chứng kiến hàng loạt cổ phiếu thủy sản tăng trần mạnh mẽ trước những thông tin tích cực gần đây và kỳ vọng khả quan cho thời gian tới.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm giá mua ngoại tệ kỳ hạn? (Thụy Lê): Nhìn một cách đơn giản, có lẽ NHNN đang phát tín hiệu nhằm hạn chế hành động hủy ngang hợp đồng bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.

Cú “giật mình” của VN-Index! (Bình An): Một thị trường tăng cao nhờ dòng tiền thì cũng hoàn toàn có khả năng “xì hơi” khi dòng tiền bị thắt lại.

Sai lầm xả lũ mùa mưa bão (Đặng Đình Cung): Nếu các hồ thủy điện cứ phải trút hết nước trong mỗi trận mưa bão thay vì tính toán để tích trữ tối đa lượng nước đó thì chẳng những gây khổ đau cho người dân vùng hạ du mà còn lãng phí nguồn nước có giá trị kinh tế cho nông nghiệp và sản xuất điện.

Thử thách địa phương, giải pháp toàn cầu (M.T phỏng vấn TS. Võ Đình Trí, thành viên AVSE Global): Thử thách ở các địa phương của Việt Nam dần trở thành ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và giới nghiên cứu.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hướng tới thông minh (TS. Nguyễn Kỳ Tài - BS. Võ Đức Chiến): Bệnh viện thông minh là một phần của hệ sinh thái tích hợp, kết nối với nhau bao gồm các nền tảng dữ liệu của chính phủ, cơ quan y tế, dân số và người bệnh, cũng như các nhà cung cấp khác.

Thời Covid, giải pháp nào gỡ khó cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam? (Phan Hữu Thắng): Sau hơn sáu năm cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam, mới chỉ có 1.907 căn hộ chung cư bán được cho người nước ngoài.

Blockchain - cách mạng trong thị trường mua bán tác phẩm nghệ thuật? (Thiên Kim): Chưa có bất cứ quy định nào công nhận blockchain như một “cơ quan” chứng thực tác phẩm nghệ thuật hay chứng thực giao dịch.

Khó như tuân thủ luật khi giải thể (LS. Trương Thị Hiền): Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Một quá trình chuẩn bị thủ tục phức tạp và kéo dài cùng sự bất hợp lý của pháp luật khiến việc giải thể trở thành nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp.

Chỉ dẫn địa lý nông sản Việt Nam: nhìn từ nước ngoài (Trần Thanh Ngân): Khung pháp lý về quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam khá đầy đủ nhưng vẫn thiếu các quy định liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng các chỉ dẫn địa lý sau khi bảo hộ. Những rào cản này khiến nông sản Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi xuất ngoại.

Những điều kiện nhận chuyển giao công nghệ vaccin (Nguyễn Thanh Lâm): Hiểu sao cho đúng, cho sát với khả năng thực tế của mỗi quốc gia trong việc sản xuất vaccin? Đâu là điều kiện cần và đủ cho việc được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccin Covid-19 ở Việt Nam?

Không có tiêu chí đo lường, đừng nói tới thành công (Lê Nguyễn Hồng Phương): IBM phát hiện tới 84% doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công.

Sức người có hạn! (Nhân Tâm): Dịch bệnh và mưa lũ như cố quần đảo các doanh nhân ngành du lịch tại Quảng Nam. Lửa nghề vẫn âm ỉ, nhưng lòng người cũng đuối rồi.

Không thể buộc garo ngang cổ (Minh Nghi): Khi bị chảy máu ở đầu, không thể máy móc buộc garo ở cổ. Chống dịch cũng vậy.

Trước hết hãy “nghĩ khác đi”! (Anh Vũ): Phát triển xanh đòi hỏi chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận: chuyển từ bị động ứng phó thách thức sang kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển xanh.

Vì những đứa trẻ của chúng ta (Minh Duy): Tại buổi lễ tổng kết, những đứa trẻ vừa đọc thơ chia tay vừa kêu buồn vì nhớ bạn, nhớ cô xong lại vô tư cười đùa. Chúng chẳng biết chuyện chỉ vài ngày trước đó, trường của chúng đã “lên báo” rần rần vì tranh cãi học phí.

Chân dung nhà báo hiện đại (Phạm Hải Chung): Trong cuộc cách mạng công nghệ, nhà báo vẫn luôn cần cốt lõi đạo đức nghề nghiệp vững chắc, tư duy cổ điển nhưng cũng cần những kỹ năng phù hợp thời cuộc.

Sân khấu và tư duy sinh thái (Đào Thị Diễm Trang): Trong thời đại mà toàn thế giới phải nỗ lực bảo vệ môi trường, cứu lấy trái đất, văn học nghệ thuật được kỳ vọng là phương tiện hữu hiệu để lay động và làm bừng tỉnh ý thức con người.

Ngồi yên, thở lành (Trần Huy Minh Phương): Thầm nghĩ rồi dịch sẽ qua. Giờ là lúc tập sống một mình, tập gieo yêu thương...

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Công nghệ mRNA không chỉ để làm vaccin (Nguyễn Vũ): Hai loại vaccin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech và Moderrna sử dụng công nghệ RNA truyền tin (mRNA) đã thành công ngoài mức mong đợi. Công nghệ này hứa hẹn trao cho loài người một vũ khí không chỉ để chiến đấu chống con virus corona mà còn nhiều loại bệnh tật khác.

Bài toán khó cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của Fed (Lạc Diệp): Bất chấp lạm phát gia tăng, tốc độ phục hồi chậm của thị trường việc làm được cho là lý do khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ vững lập trường chính sách tiền tệ và tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp.

EURO 2020: Thể thức lạ, tác động kinh tế là câu chuyện mới (Song Thanh): Giải bóng đá EURO 2020 diễn ra tại 11 thành phố khác nhau trên toàn châu Âu. Hình thức tổ chức mới lạ này khiến tác động kinh tế từ EURO 2020 sẽ rất khác so với các giải đấu trước đó.

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.uv-hcid-niccav-oc-mos-nac-1202-52-os-gstk/964713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTSG số 25-2021: Cần sớm có vaccin dịch vụ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools