- Cả nước có 1.645 hồ chứa thủy lợi thiếu khả năng xả lũ
- Quảng Nam kiểm định an toàn đập các hồ chứa thủy lợi
Theo ông Dương Đức Hoài Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên-Huế (Công ty Thủy lợi), Công ty quản lý 24 hồ lớn, vừa và nhỏ, hầu hết được đầu tư xây dựng từ những năm của thập niên 90 trở về trước nênđa số công trình đã bị xuống cấp.
Điển hình như, hồ Truồi xây dựng từ năm 1996, có đập tràn cao gần 50m, dung tích lòng hồ đến 55 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho khoảng 400ha sản xuất nông nghiệp của vùng phía Nam tỉnh Thừa Thiên- Huế. Thê nhưng, hồ Truồi đã xuất hiện vết thấm cũ ở vai đập chính và thân cống một số vị trí bị bong tróc bê tông. Hay như hồ Hòa Mỹ đưa vào sử dụng năm 1994, dung tích chứa 9,6 triệu m3, đảm bảo tưới tiêu cho 2.200ha nông nghiệp, song hiện rọ thép gia cố đuôi tràn đang bị xói lở.
Hồ Truồi xuất hiện vết thấm cũ ở vai đập chính. |
Một số hồ thủy lợi khác, như hồ Thủy Yên xuất hiện vết thấm chân cũ ở chân đập và mái gia cố đuôi tràn bờ phải bị xói lở; hồ Khe Ngang vết thấm cũ ở chân đập; hồ A Lá xuất hiện vết thấm cũ ở chân đập và vai tràn; các hồ A Nin, A Nin2, Ra Ho… ở phần hạ lưu đuôi tràn hiện đang bị xói lở.
Bên cạnh đó, các công trình hồ chứa do huyện, xã quản lý có nhiều công trình xây dựng cách đây hơn 30 năm đã xuống cấp và nằm gần khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như các hồ: Trằm Giàng, Trằm Nãi (huyện Phong Điền); các hồ Đập Bao, Đồng Bào, Thủy Lập (huyện Quảng Điền). Các hồ này chủ yếu đều là đập đất, việc vận hành hoàn toàn bằng thủ công…
Cũng theo ông Khánh, căn cứ Nghị định 114/2018/NĐ-CP, việc đầu tư để quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do ngân sách Nhà nước bảo đảm (Điều 30 của Nghị định). Tại Khoản 7, Điều 20, quy định: “Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí bảo trì sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, hồ chứa nước và vùng hạ du.”.
“Tuy nhiên, do nguồn ngân sách tỉnh hạn chế, nên hầu hết các công trình hồ thủy lợi trên địa bàn vẫn chưa đầu tư lắp đặt camera giám sát vận hành theo đúng quy định. Qua khảo sát, đến giữa tháng 6/2021, chỉ mới có 2 công trình thủy lợi được lắp camera giám sát vận hành”, ông Khánh nói. Đáng báo động, toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện có 55 hồ đến hạn kiểm định nhưng chỉ mới kiểm định được 5 hồ. Riêng, Công ty Thủy lợi có hơn 90% (22/24) hồ lớn và vừa chưa được thực hiện kiểm định. Trong khi đó, việc kiểm định hồ đập đúng thời hạn nhằm để phát hiện sớm các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn hồ đập để phòng tránh.
Trước tình trạng hồ đập thủy lợi xuống cấp, chưa được kiểm định, thiếu các thiết bị; Công ty Thủy lợi đã kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế xem xét phê duyệt kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện trong năm 2021 và tiếp tục bố tríbổ sung vào nguồn vốn đầu tư trung hạn năm 2021-2025.
Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh trong kế hoạch trung hạn sẽ đầu tư sửa, nâng cấp đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước.
Ngoài ra, sẽ sử dụng ngân sách để xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du; lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước; kiểm định an toàn đập; bảo trì đập, hồ chứa nước, sửa chữa hệ thống giám sát vận hành; lập và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; cứu hộ đập, xử lý khắc phục sự cố quy mô nhỏ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước…
Xem thêm: /301646-iol-yuht-auhc-oh-naot-na-tam-oc-yugN/dnac-cod-naB/nv.moc.dnac