Học viện Múa Việt Nam - Ảnh: NGỌC DIỆP
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) chính thức có hiệu lực từ 1-1-2022.
Để đảm bảo thống nhất mức phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo đúng quy định pháp luật và có hiệu lực cùng với thời điểm Luật số 67/2020/QH14, Bộ GD-ĐT đã soạn dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Theo dự thảo nói trên, mức phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ tăng từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Bảng so sánh mức phạt hành chính trong một số điều khoản của Nghị định 04 và Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 04
Theo dự thảo nghị định, hoạt động tuyển sinh sai, liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt trong mức dao động từ 70 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.
Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 04/2021/NĐ-CP
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để xử lý.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để giải quyết.
TTO - Nhìn từ góc độ pháp lý, ý kiến các luật sư cho rằng dù không muốn nhưng phải có nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục vì trong môi trường này ngày càng xuất hiện nhiều hành vi xúc phạm lẫn nhau.