- Trong 6 giờ, thêm 220 ca mắc COVID-19, Bắc Giang có 178 ca
- Hướng dẫn mới nhất về giá xét nghiệm COVID-19 không có BHYT
- Phong tỏa siêu thi BigC Đồng Nai vì có ca bệnh COVID -19 đến mua sắm
Tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức chủ trì cuộc họp.
Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, từ 6h ngày 16/6 đến 6h ngày 17/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố ghi nhận 137 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó có 44 trường hợp trong khu phong tỏa, 73 trường hợp trong khu cách ly, 1 trường hợp nhập cảnh trái phép, 4 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp, 12 trường hợp phát hiện qua tầm soát tại bệnh viện.
Từ 6h ngày 17/6 đến 16h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 24 trường hợp trong khu phong tỏa được phát hiện nghi nhiễm COVID-19.
Tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh. |
Hiện tại, để đảm bảo công tác phòng chống dịch được xuyên suốt và kịp thời, vào 16h hàng ngày, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 của thành phố đều tổ chức họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện. Bắt đầu từ ngày 17/6, TP Thủ Đức và các quận, huyện sẽ thành lập lại các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 15 trên địa bàn.
Theo ông Dương Anh Đức, tình hình dịch bệnh tại thành phố hiện đang có một số diễn biến tương đối phức tạp. Cụ thể, 7 đơn vị trong khu công nghiệp xuất hiện ca dương tính; một vài địa phương có F1 và F0 tại UBND cấp phường và cấp quận.
Trước tình hình trên, thành phố đã tiến hành cách ly F0, F1 tại khu cách ly tập trung, cách ly F2 tại nơi làm việc, ngưng toàn bộ việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, tạm ngưng xử lý một số nhiệm vụ không cấp bách để tập trung phòng, chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp. |
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện tại, tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, vẫn còn phát hiện một số chuỗi lây nhiễm ngoài cộng đồng. Một số bệnh viện dù khai báo y tế rất kĩ càng nhưng bị lọt một số trường hợp là nhân viên, cụ thể là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, thành phố sẽ tăng thêm các đoàn kiểm tra với đầy đủ lực lượng sở, ban, ngành để giám sát việc thực hiện an toàn COVID-19 tại các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn.
Về việc tiêm vaccine COVID-19, thành phố đã tổ chức họp và lên phương án xác định các đối tượng ưu tiên. Theo kế hoạch, thành phố dự kiến tổ chức tiêm chủng trong vòng 5 ngày, bắt đầu từ ngày 19/6, cố gắng đạt mục tiêu tiêm cho 200.000 người/ngày.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế rất lớn, đã trải qua một số đợt dịch phức tạp. Vì vậy, chính quyền và người dân đã có những thực tiễn trải nghiệm trong quá trình chống dịch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp. |
Đối với thành phố có số dân trên 10 triệu người, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cần quyết định các vấn đề giãn cách, cách ly trên tinh thần cố gắng khoanh vùng hẹp. Trường hợp buộc phải khoanh rộng thì phải nhanh chóng xét nghiệm thần tốc, xác định ngay khu vực khẩn.
Cùng với đó, phải có những chỉ đạo nghiêm, cụ thể trong việc giãn cách, tránh tình trạng tụ tập đông người. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giãn cách. Tất cả các bệnh viện trên địa bàn không được để bệnh nhân tập trung đến khám quá đông.
Công an cùng ngành chức năng làm việc tại khu vực cách ly có ca nhiễm COVID-19. |
Bên cạnh đó, thành phố cần có kịch bản cách ly F1 tại nhà dưới sự giám sát của lực lượng chức năng. Đề phòng trường hợp dịch COVID-19 lan rộng trong khu công nghiệp, cần triển khai mô hình tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại các khu công nghiệp, khu dân cư như đã thí điểm ở Bắc Giang trước đó.
Xem thêm: /162646-ahn-iat-1F-yl-hcac-nab-hcik-oc-naC/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac