vĐồng tin tức tài chính 365

5 vùng nguyên liệu nông sản lớn sẽ thí điểm từ quý IV/2021

2021-06-18 06:35

Ví dụ, tỉnh Sơn La và Hòa Bình chuyên về chanh leo và dứa; Huế và Quảng Trị chuyên trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC; Đắk Lắk và Gia Lai phát triển cà phê; Long An, Tiền Giang, vùng Đồng Tháp Mười tập trung rau và cây ăn quả; Kiên Giang, An Giang phát triển lúa chất lượng cao.

Theo lý giải của Bộ NN-PTNT, đây đều là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của quốc gia, giá trị xuất khẩu tỷ USD mỗi năm, đòi hỏi việc đầu tư chuyên sâu, canh tác chất lượng cao, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Mỗi vùng nguyên liệu ứng với một đề án riêng, phù hợp với đặc trưng của từng vùng với mỗi loại nguyên liệu. Trong đó, vai trò các bên được phân định khá rõ: Bộ Bộ NN-PTNT phối hợp các địa phương xây dựng hạ tầng, bao gồm đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống kho lạnh, nhà sơ chế… tại 5 vùng nguyên liệu với tổng kinh phí 440 tỷ đồng. Nông dân đóng góp sức lao động và ruộng đất.

Còn 8 doanh nghiệp ban đầu sẽ đóng vai trò then chốt trong dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, cam kết bao tiêu sản phẩm, đầu tư vật tư sản xuất. Theo kế hoạch quý IV/2021, đề án sẽ được thực thi và vận hành thí điểm trong 5 năm.

Xây dựng vùng chuyên canh chấm dứt sản xuất nhỏ lẻ

Hoạt động của 5 vùng nguyên liệu sẽ được vận hành với vai trò của nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân đã được chỉ ra khá rõ trong đề án. 

Nhiều chuyên gia kỳ vọng, thực trạng tồn tại bấy lâu nay của ngành nông nghiệp Việt Nam là sản xuất manh mún, thiếu liên kết sẽ chấm dứt, điệp khúc "được mùa rớt giá" sẽ không còn. Việc canh tác nông nghiệp sẽ theo tín hiệu thị trường, theo nhu cầu của doanh nghiệp.

5 vùng nguyên liệu nông sản lớn sẽ thí điểm từ quý IV/2021 - Ảnh 1.

Bộ NN-PTNT đang thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông sản. Ảnh minh họa: HNM.

Chuyển từ diện tích nhỏ trồng ngô không năng suất, nhà chị Thanh (xã Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La) đã gom đất mở rộng diện tích gần 1 ha trồng chanh leo. Mỗi ngày, gia đình chị thu nhập hàng triệu đồng từ việc bán chanh.

Nằm trong vùng nguyên liệu chanh leo của doanh nghiệp nên mọi người yên tâm không lo đầu ra, chỉ cần tập trung canh tác cho sản phẩm tốt nhất.

Sơn La sẽ là một trong 11 địa phương tham gia đề án xây dựng vùng nguyên liệu. Với thế mạnh cây chanh leo, đặc biệt ở đây có nhiều tổ hợp chế biến chanh leo lớn, hứa hẹn hình thành chuỗi giá trị ngành hàng chanh leo chuyên sâu, sẽ không còn việc canh tác theo nhu cầu nhỏ lẻ.

Theo các chuyên gia, nếu muốn thành lập được các vùng nguyên liệu lớn cần liên kết chặt chẽ người nông dân cùng canh tác thống nhất theo tiêu chuẩn, nhu cầu của chủ chuỗi, ở đây chính là doanh nghiệp.

Ngoài ra, vai trò của Bộ NN-PTNT và các địa phương là xây dựng hạ tầng từ các công trình thủy lợi, đường giao thông kết nối vùng trồng, hệ thống nhà kho, bên bãi sơ chế nông sản tại các vùng trước khi đưa về nhà máy chế biến.

Xây dựng vùng nguyên liệu chuyên sâu, thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Năm qua với 17 dự án, tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân đã góp phần làm thay đổi cục diện vốn đầu tư tư nhân vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, với 89% sản phẩm của Việt Nam là xuất thô, chưa qua chế biến, dư địa để các doanh nghiệp nhảy vào đầu tư ngành này là vô cùng lớn. Việc hình thành được các vùng nguyên liệu lớn, đủ tiêu chuẩn chất lượng sẽ làm cho ngành nông nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

5 vùng nguyên liệu nông sản lớn sẽ thí điểm từ quý IV/2021 - Ảnh 2.

5 vùng nguyên liệu nông sản lớn sẽ bắt đầu thí điểm từ quý IV/2021. Ảnh minh họa - HNM.

Một điểm đáng chú ý là 5 vùng nguyên liệu lớn trong dự án sẽ là nơi thí điểm áp dụng nhiều chính sách mới như chính sách cho vay tín dụng theo chuỗi, bảo hiểm nông nghiệp... để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

Theo đề án Bộ NN-PTNT đang xây dựng, đã có 8 doanh nghiệp đăng ký cam kết tham gia liên kết các chuỗi giá trị với nhiều ngành hàng khác nhau.

Không dừng lại ở 8 doanh nghiệp đi tiên phong, mới đây tại cuộc họp bàn các giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, các doanh nghiệp có nhu cầu vùng nguyên liệu nông sản có thể "đặt hàng" để Bộ chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.55004016081601202-1202-vi-yuq-ut-meid-iht-es-nol-nas-gnon-ueil-neyugn-gnuv-5/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 vùng nguyên liệu nông sản lớn sẽ thí điểm từ quý IV/2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools