Từ t=uổi thơ nghèo khó đến nhân viên ngân hàng
Tỷ phú Viên Bảo Cảnh (SN 16/2/1966) trong một gia đình 5 anh em nghèo khó ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Viên Bảo Cảnh là thứ ba. Mọi chi tiêu trong gia đình Viên Bảo Cảnh đều do một mình người bố gánh vác, bởi người mẹ chỉ có thể làm những công việc đơn giản ở nhà do sức khỏe không tốt. Câu chuyện cơm ăn chưa no, áo mặc chưa ấm là chuyện rất bình thường đối với gia đình 5 người con, nhất là khi toàn xã hội Trung Quốc rơi vào thời kỳ nghèo khó như vậy.
Năm 8 tuổi, người bố không thể tiếp tục gánh vác gia đình. Viên Bảo Cảnh được gửi cho những họ hàng ở quê của mình. Cậu bé vừa lao động vừa đi học. Chính cuộc sống nghèo khó, vất vả mỗi ngày đã khiến Viên Bảo Cảnh hạ quyết tâm, sau này lớn lên nhất định phải kiếm được thật nhiều tiền, phải có cuộc sống "hơn người".
Dù hoàn cảnh khốn khó nhưng Viên Bảo Cảnh vẫn luôn chăm chỉ và quyết tâm đặt mục tiêu vào một trường ĐH trọng điểm ở Bắc Kinh. Năm 1985, tỷ phú Viên Bảo Cảnh được nhận vào trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc.
Nghèo. Trừ học phí thì các khoản sinh hoạt khác gia đình đều không thể gánh được. Viên Bảo Cảnh chạy vạy khắp nơi tìm kiếm việc làm thêm ngoài giờ học.
Chép bản thảo cho giáo sư với giá 5 nhân dân tệ cho một nghìn ký tự, viết thư tín cho công ty với giá 5 nhân dân tệ cho một nghìn chữ. Ông đều nhận. Thậm chí, Viên Bảo Cảnh còn tình nguyện tham gia vào đội thể thao của trường. Một thời gian sau, Viên Bảo Cảnh đã tiết kiệm được một ít tiền và mua một chiếc xe ba bánh cũ để nhận kéo hàng cho người khác.
Năm 1989, tỷ phú Viên Bảo Cảnh chuẩn bị tốt nghiệp. Không có người thân ở Bắc Kinh, sợ bị điều về quê công tác, Viên Bảo Cảnh vác theo chiếc ba lô lớn, xuất phát từ Kiến quốc môn, đến bất kỳ cơ quan nhà nước hay ngân hàng nào, tự mình cầm bản sơ yếu lí lịch chủ động giới thiệu về bản thân.
Bản tự giới thiệu của ông được ngân hàng đánh giá cao, ý chí kiên cường của ông cũng được giám đốc ngân hàng đánh giá cao. Rất nhanh sau đó, ông được ngân hàng gọi đi làm. Trong ánh mắt ngưỡng mộ của bao người, Viên Bảo Cảnh khi đó quả thực đã kiếm được một "bát cơm vàng" ổn định vững chắc.
Một mình xây dựng đế chế riêng bằng sự... không bằng lòng
Ngân hàng - một vị trí công việc đáng mơ ước đối với nhiều người. Tuy nhiên, sau vài năm làm việc ở nơi đây, Viên Bảo Cảnh không muốn chỉ nhận lương cố định hàng tháng của ngân hàng. Ông luôn cảm thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn thế.
Năm 1992, trên một bản tin truyền hình, tỷ phú Viên Bảo Cảnh nhìn thấy "lúa mạch đen ". Vốn xuất thân nhà nông, Viên Bảo Cảnh lập tức biết rằng đây là cơ hội kinh doanh của mình.
Ngày hôm sau, ông nộp đơn nghỉ việc tại ngân hàng, đem toàn bộ số tiền kiếm được 200.000 tệ trong những năm làm việc chăm chỉ để đăng ký thành lập Công ty Phát triển thực nghiệp Kiến Hạo ở Hoài Nhu (Huairou). Ông cũng mua bằng sáng chế cho "lúa mạch đen", thuê 300 mẫu đất và thuê một vài nông dân quản lý. Nửa năm sau, lúa mạch đen phát triển, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Sau khi trừ hết mọi chi phí, tỷ phú Viên Bảo Cảnh thực sự đã kiếm được hơn 200 triệu NDT (khoảng 712 tỷ đồng).
Kiếm được khoản lợi nhuận không lồ nhưng ông cũng không hài lòng. Ông tiếp tục đầu tư hết tiền vào cổ phiếu và trái phiếu. Từ năm 1994, tỷ phú Viên Bảo Cảnh tiếp tục chuyển sang lĩnh vực công nghiệp.
Nhiều năm lăn lội, ông đã mua được hàng chục công ty. Chỉ trong vòng 3 năm, Tập đoàn Kiến Hạo đã vươn lên và Viên Bảo Cảnh trở thành một kỳ tài kinh doanh nổi tiếng .
Ở tuổi 38, tỷ phú Viên Bảo Cảnh đã có 3,7 tỷ USD. Ông cũng trở thành người chiến thắng đứng đầu của "Cuộc thi Doanh nhân trẻ Thế giới". Trong giới kinh doanh ở Bắc Kinh, mọi người đều nhắc đến ông bằng một ngón tay trỏ ám chỉ sự độc nhất và xưng danh "Lý Gia Thành của Bắc Kinh".
Và tất nhiên, trở thành một người thành công, ông cũng không quên quyên góp 10 triệu nhân dân tệ và lập quỹ "Học bổng Kiến Hạo" nổi tiếng trong các trường CĐ và ĐH trên cả nước với mong muốn "Tôi sẽ không bao giờ quên khoảng thời gian của mình khi còn học ĐH. Tôi hy vọng rằng số tiền này có thể giúp một số sinh viên không phải mệt mỏi như vậy". Tỷ phú Viên Bảo Cảnh cũng đầu tư hàng chục nghìn quỹ để xây dựng cầu đường cho quê hương nghèo khó của mình. Ông mua tặng rất nhiều quà cho người già và trẻ em neo đơn trong các dịp lễ Tết...
Sai lầm và sự trả giá
Năm 1996, trong lần kinh doanh ở Quảng Hán, Tứ Xuyên, từ thương vụ đôi bên cùng có lợi nhưng vì sự can thiệp ngầm của trùm xã hội đen Lưu Hán (Liu Han) ở Tứ Xuyên mà việc kinh doanh đã gặp trắc trở, thiệt hại lên tới 90 triệu NDT (khoảng 320 tỷ đồng). Viên Bảo Cảnh ôm hận, xác định mối thù không đội trời chung với Lưu Hán.
Viên Bảo Cảnh từng chi 160.000 tệ (khoảng 570 triệu đồng), nhờ một người em tên Vương Hưng (Wang Xing) xử lý Lưu Hán. Tuy nhiên, Lưu Hán may mắn thoát nạn. Tên trùm xã hội đen này cũng không truy cứu tới cùng vụ việc này bởi lẽ hắn cũng gây thù chuốc oán với không ít người.
Năm 1997, sau khi mâu thuẫn với nhân viên trong công ty của Viên Bảo Cảnh, lại bị ông chửi mắng nên Vương Hưng bất mãn bỏ đi. Thời gian dài lang thang ngoài xã hội, Vương Hưng hết tiền. Người này dùng việc Viên Bảo Cảnh nhờ mình giết Lưu Hán để tống tiền vị tỷ phú. 1-2 lần đầu, Viên Bảo Cảnh ngậm bồ hòn làm ngọt, ngoan ngoãn gửi tiền cho Vương Hưng. Nhưng "được voi đòi tiên", Vương Hưng khiến Viên Bảo Cảnh mất kiên nhẫn nên thuê người giết.
Sau 2 lần ám sát, Vương Hưng chết. Tuy nhiên, khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã nắm được bằng chứng phạm tội của Viên Bảo Cảnh và bắt giữ người đàn ông này. Viên Bảo Cảnh bị kết án tử hình, và trở thành tỷ phú đầu tiên bị xử tiêm thuốc độc.
Trong thời gian bị giam giữ phục vụ điều tra, Vương Bảo Cảnh đã viết giấy ủy quyền xin hiến tài sản, mong muốn hiến toàn bộ cổ phần dầu thô vượt 49,5 tỷ nhân dân tệ cho nhà nước, mong muốn được khoan hồng. Tuy nhiên, bản án không thể thay đổi. Ông cùng 2 đồng phạm bị kết án tử.
Đứng trước tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Liêu Dương, Vương Bảo Cảnh tuyên bố: "Tôi không chấp nhận. Tôi sẽ kháng án".
Ngày 17/3/2006, Vương Bảo Cảnh bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc, kết thúc cuộc đời ở tuổi 40. Vợ ông - Zhuoma - một vũ công Tây Tạng nổi tiếng cũng không được phép có mặt tại cuộc hành quyết chồng.
Bên ngoài địa điểm hành quyết, bà khóc nức nở trên một chiếc xe hơi rồi ôm tro cốt rời tòa án. Bà Zhuoma sau đó đem cậu con trai 4 tuổi đi ở ẩn.
Như vậy, chỉ một nước cờ sai, ông phải trả giá bằng cả tính mạng.
Mộc Miên (T/h)