Cụ thể, Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành kết luận thanh tra tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo kết luận thanh tra, một trong những khuyết điểm cơ quan thanh tra yêu cầu chấn chỉnh là tình trạng "viết ngoáy, viết tắt" trong các hồ sơ bệnh án và đơn thuốc.
Theo kết luận thanh tra, việc ghi chép các thủ tục hành chính chưa đầy đủ như: ngày, giờ vào viện và vào khoa, các chỉ số: mạch, nhiệt độ, huyết áp, giờ mổ, diễn biến bệnh.
Các y, bác sĩ, điều dưỡng còn dùng bút xóa để tẩy, xóa nhiều chỗ trong bệnh án; một số bác sĩ chỉ ký mà không ghi rõ họ tên. Một số bệnh án không có tờ trích biên bản hội chẩn dán trong bệnh án, không có đủ chữ ký các thành phần tham gia hội chẩn.
Nhiều điều dưỡng, nữ hộ sinh chỉ ghi tên vào hồ sơ bệnh án, rất khó xem xét trách nhiệm nếu xảy ra sự cố, đặc biệt là khi có nhiều điều dưỡng, nữ hộ sinh trùng tên trong cùng một khoa, phòng.
Nhiều kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học do kỹ thuật viên ký mà không có chữ ký của trưởng khoa xét nghiệm.
Sổ ghi biên bản hội chẩn của một số khoa không thực hiện theo mẫu của Bộ Y tế, mà theo mẫu riêng của bệnh viện, việc ghi chép trong biên bản còn sơ sài, không ghi ngày, tháng, năm hội chẩn; không có tên các bác sĩ tham gia hội chẩn; chưa đầy đủ chữ ký của người chủ trì và các thành viên tham gia hội chẩn.
Theo vị lãnh đạo thanh tra Bộ Y tế, thanh tra đã đề nghị Bệnh viện Phụ sản trung ương chấn chỉnh lại tình trạng trên, ngoài ra phải báo cáo Bộ Y tế về thực hiện kết luận thanh tra trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra kết luận.
Theo kết quả thanh tra, đánh giá chất lượng bệnh viện cuối năm 2019 của Bộ Y tế, bệnh viện đạt 3,82 điểm. Kiểm tra 6 tháng đầu năm 2020 đạt 3,78 điểm. Kiểm tra bộ tiêu chí bệnh viện an toàn về phòng chống COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh viện đạt 84,5% tổng điểm áp dụng và đạt mức bệnh viện an toàn.
TTO - Ngày 2-3 là ngày thứ 2 quy định ghi số chứng minh thư (căn cước) của cha mẹ, người giám hộ của trẻ vào đơn thuốc có hiệu lực thực hiện. Nhiều bác sĩ kêu trời.