vĐồng tin tức tài chính 365

"Cơn bão nào" đã đẩy giá cả mọi thứ bạn cần lên cao vút?

2021-06-20 18:34

Sự phục hồi sau đại dịch đang diễn ra mạnh mẽ và nền kinh tế toàn cầu đang phải vật lộn để bắt kịp. Sau sự sụp đổ khi bắt đầu đại dịch, khi các doanh nghiệp đóng cửa và hàng triệu công nhân mất việc làm, nhu cầu đã bật tăng trở lại, nhờ được thúc đẩy bởi các gói kích thích của chính phủ và khoản tiết kiệm khổng lồ của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, các công ty ngừng hoạt động hoặc các nhà máy phải cho công nhân nghỉ trong thời gian phong toả đã không thể đảm bảo đủ nguyên liệu thô để xây nhà, sản xuất ô tô hoặc lắp ráp các thiết bị đang có nhu cầu cao đột biến.

Việc các công ty đang tức tốc đẩy mạnh gia tăng hàng tồn kho trở lại sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm ngoái đã gây áp lực lên các chuỗi cung ứng vốn đã yếu đi từ khi đại dịch nhen nhóm. Tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn và làm tăng chi phí vận chuyển sản phẩm trên khắp thế giới. Cộng thêm là các vụ tai nạn, tấn công mạng, thời tiết khắc nghiệt và sự gián đoạn lớn gây ra bởi cuộc săn lùng đầy tuyệt vọng các nguồn năng lượng sạch hơn, tất cả đã tạo nên một "cơn bão hoàn hảo" đẩy vật giá lên cao chót vót.

Rất khó để dự đoán trước được cầu sẽ vượt cung trong bao lâu nữa, đặc biệt là khi đại dịch tiếp tục hoành hành qua một số nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng sự thiếu hụt đã xảy ra trên rất nhiều khía cạnh, từ vi mạch và thịt gà đến clo và pho mát, và giá cả thì đang tăng vọt.

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này đó là liệu sự thiếu hụt và tăng giá có phải là tác động của đại dịch, hay nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi theo những cách có thể khiến chi phí kinh doanh tăng vĩnh viễn, và mở ra một kỷ nguyên lạm phát mới. Câu trả lời có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động, nhà đầu tư, công ty và chính phủ.

Tuy vậy, có một điều chắc chắn là, ít nhất hiện nay, lạm phát đã quay trở lại trên diện rộng.

Lạm phát ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã tăng trong tháng 4, lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Giá năng lượng tăng đã đẩy lạm phát trung bình hàng năm ở các nước OECD lên 3,3%. Tuy nhiên, giá cả đang tăng lên ngay cả khi loại trừ biến động chi phí thực phẩm và năng lượng.

Chúng ta đã làm gì với nền kinh tế?

Với giá xăng của Mỹ ở mức cao nhất trong 7 năm, thật dễ dàng để quên mất rằng hợp đồng dầu tương lai đã từng giảm mạnh vào năm ngoái. Dầu thô Brent, tiêu chuẩn của toàn cầu, trong thời gian ngắn giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào tháng 4 năm ngoái, do việc phong tỏa làm giảm nhu cầu từ các hãng hàng không, người lái xe và nhà sản xuất.

Nhưng kể từ lúc đó, giá dầu Brent đã tăng vọt lên hơn 70 USD/thùng do nhu cầu thay đổi đáng kể. Dầu của Mỹ đạt 70 USD/thùng vào Chủ nhật lần đầu tiên sau gần ba năm. Một hiện tượng tương tự đang diễn ra trên nhiều loại hàng hóa, ngành công nghiệp và sản phẩm.

George Calhoun, giám đốc chương trình tài chính định lượng tại Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey, cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ thực sự chứng kiến bất cứ điều gì dữ dội và nhanh chóng như vậy, cả về sự thay đổi theo chiều tăng hoặc giảm. Rõ ràng là "sự phục hồi kinh tế" đã tạo ra rất nhiều sự gián đoạn, không chỉ trong chuỗi cung ứng mà còn trong cả các mô hình kinh doanh".

Lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ điển hình về cách các sự kiện trong năm qua đã làm thay đổi chuỗi cung ứng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng và hiện đang gây áp lực giá cả.

Đại dịch đã tạm thời làm đóng cửa các nhà máy sản xuất ô tô vào năm ngoái, trong khi cuộc suy thoái kéo theo doanh số bán hàng giảm mạnh. Khi các nhà sản xuất ô tô phản ứng bằng cách cắt giảm sản lượng xe và thay vào đó là đặt hàng vi mạch, các nhà sản xuất chất bán dẫn đã giao lại công suất dự phòng cho các công ty sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay và thiết bị chơi game - những sản phẩm có nhu cầu cao từ người tiêu dùng trong nước.

Sau đó, khi doanh số bán xe tăng trở lại nhanh hơn dự kiến, các nhà sản xuất đã nhận thấy mình bị tụt lãi trong cuộc chiến các sản phẩm chip. Tình trạng thiếu hụt trên diện rộng đã buộc các hãng như Ford, Volkswagen, Fiat Chrysler và Nissan phải cắt giảm sản lượng và các nhà máy ngừng hoạt động trong một số trường hợp.

Điều đó đã đẩy giá ô tô mới cao lên cao hơn và thúc đẩy nhu cầu đối với xe đã qua sử dụng, mà hiện đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Mỹ. Các công ty cho thuê xe hơi, những công ty đã bán hàng nghìn xe ngay từ đầu trong trận đại dịch để bù đắp tài chính, đang làm tăng thêm nhu cầu và giữ lại lượng hàng mà lẽ ra đã phải bán.

Đồng thời, các gói kích thích và lãi suất thấp đã giúp việc mua xe dễ tiếp cận hơn đối với các hộ gia đình, vì nhiều người trong số họ muốn tránh các phương tiện giao thông công cộng và đi chung xe trong thời kỳ đại dịch.

Giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng tại Mỹ đã tăng 10% so với tháng trước vào tháng 4 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1953, theo Cục Thống kê Lao động. Giá đã tăng 21% so với một năm trước đó, khiến ô tô đã qua sử dụng trở thành động lực chính khiến giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh trong tháng Tư.

Mike Jackson, Giám đốc điều hành của AutoNation (AN), một trong những đại lý ô tô lớn nhất nước Mỹ, cho biết: "Nhu cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung cho các loại xe mới và chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục duy trì hết năm 2021, một phần do gián đoạn sản xuất". Ông cho biết thêm: "Quan trọng hơn, lãi suất và sở thích sở hữu phương tiện của người tiêu dùng so với tỷ lệ đi chung và phương tiện giao thông công cộng đang hỗ trợ nhu cầu. Người Mỹ luôn muốn tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân".

Tham khảo CNN

Xem thêm: nhc.99280427102601202-tuv-oac-nel-nac-nab-uht-iom-ac-aig-yad-ad-oan-oab-noc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Cơn bão nào" đã đẩy giá cả mọi thứ bạn cần lên cao vút?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools