Vietnam Airlines chở miễn phí gần 1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 do Nhật Bản tặng vào TP.HCM - Ảnh: VNA
Cùng điều kiện hãng này vẫn phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp tự thân và đàm phán với các nhà cung ứng để ứng phó với đại dịch COVID-19.
"Cuối năm 2020, gói giải pháp hỗ trợ 12.000 tỉ đồng về giải pháp hỗ trợ từ cổ đông Nhà nước trong vai trò chủ sở hữu đã được Quốc hội thông qua để bù đắp thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu cho Vietnam Airlines.
Đến nay, gói hỗ trợ cho vay tái cấp vốn 4.000 tỉ đồng đã hoàn tất toàn bộ hành lang pháp lý cần thiết. Phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với quy mô 8.000 tỉ đồng đang được triển khai các bước cần thiết theo quy định" - đại diện Vietnam Airlines cho biết.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết năm 2021 dịch bệnh phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trầm trọng thêm tình hình tài chính của hãng. Nếu không có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ, Vietnam Airlines sẽ bị thua lỗ hơn 20.000 tỉ đồng. Dự kiến 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines bị lỗ trên 10.000 tỉ đồng.
Để ứng phó, vượt qua khủng hoảng, Vietnam Airlines đã đưa vào kế hoạch và triển khai các giải pháp cắt giảm và tiết kiệm chi phí khoảng 9.450 tỉ đồng. Trong đó giải pháp tự thân 6.066 tỉ đồng gồm: giảm chi phí và sửa chữa bảo dưỡng máy bay gần 5.300 tỉ đồng, tổ chức lại lao động và tổ chức lại sản xuất như giảm 4 đầu mối ở cấp tổng công ty và khoảng 70 đầu mối cấp phòng ở các cơ quan, đơn vị, qua đó tiết giảm được trên 800 tỉ đồng.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, mới đây Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines vượt qua khủng hoảng, không để hãng hàng không quốc gia Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản.
TTO - Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ phá sản, Vietjet Air và Bamboo Airways thiếu hụt tài chính nhiều ngàn tỉ đồng. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang dự thảo hàng loạt cơ chế để giải cứu ngành hàng không khỏi bờ vực phá sản.