- Lực lượng Công an thu nhận hơn 53,8 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân, đạt 107,8%
- Ra mắt Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân
Hội nghị được truyền được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 và ANTV.
Hội nghị vinh dự được đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. |
Tham dự Hội nghị, về phía khách mời có các đồng chí: Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo đại diện bộ, ban, ngành gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Y tế, Ủy Ban dân tộc, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thanh Tra Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam… và các đơn vị nhà thầu xây dựng 2 dự án.
Tại điểm cầu truyền hình trực tuyến ở các địa phương có các đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các sở, ban, ngành địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan các gian giới thiệu ứng dụng dữ liệu dân cư, CCCD. |
Về phía Bộ Công an có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an và các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Công an; các đồng chí Thủ trưởng các đơn vị Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Trước khi diễn ra Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an dâng hương, hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Báo cáo tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, thực hiện Luật CCCD năm 2014 và Đề án 896 của Chính phủ, Bộ Công an được giao chủ trì thực hiện Dự án xây dựng CSDLQG về DC và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD.
Do có những khó khăn, vướng mắc khách quan về bố trí vốn, nên trong nhiều năm dự án chưa triển khai được. Sau khi được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 3/2020 và tháng 9/2020, chỉ trong thời gian hơn 1 năm với tinh thần khẩn trương, cấp bách, trải qua 3 giai đoạn với từng bước đi cụ thể, Bộ Công an đã xây dựng thành công 2 dự án.
Đại tướng Tô Lâm dâng hương, hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 dự án (ngày 11/3/2020 đối với dự án dân cư và ngày 3/9/2020 đối với dự án căn cước), Bộ Công an đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bộ trưởng trực tiếp là Trưởng Ban, 3 đồng chí Thứ trưởng là Phó Trưởng ban và các Cục nghiệp vụ liên quan tham gia để chỉ đạo thực hiện quyết liệt, trong đó xác định việc thực hiện 2 dự án là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, là chiến dịch của toàn lực lượng trong năm 2020 và năm 2021; đồng thời đã xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể kèm theo các mốc thời gian tính theo từng ngày, với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, vượt lên chính mình để hoàn thành 2 dự án vào ngày 1/7/2021.
Ban chỉ đạo đã họp 16 phiên toàn thể, tổ chức 12 Hội nghị trực tuyến toàn quốc; 12 cuộc Hội ý nghiệp vụ với các cụm, địa bàn và các địa phương trọng điểm; 67 cuộc họp giao ban vào thứ bảy hàng tuần để kiểm điểm công việc của 2 dự án; kiểm tra, đôn đốc đến tận cấp xã để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng lẵng hoa chúc mừng Hội nghị. |
Trong điều kiện khó khăn về biên chế, Bộ Công an đã cố gắng bố trí đủ nguồn nhân lực thực hiện 2 dự án từ Trung ương tới cơ sở, gắn với điều chỉnh, bố trí lực lượng tại 4 cấp Công an theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, đặc biệt là đã bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn với gần 45.000 cán bộ, chiến sĩ (bảo đảm trung bình mỗi xã 5 đồng chí), đây là nguồn nhân lực quan trọng bảo đảm thu thập, cập nhật thông tin dân cư hàng ngày.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc báo cáo tóm tắt những kết quả trong quá trình thực hiện 2 dự án. |
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ, để bảo đảm hàng lang pháp lý, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai 2 dự án. Trong đó, đã xây dựng, đề xuất Quốc hội thông qua Luật Cư trú sửa đổi với nhiều nội dung đổi mới quan trọng; đề xuất Chính phủ ban hành 01 Nghị định, Bộ Công an ban hành nhiều Thông tư để quy định những vấn đề liên quan.
Với những kết quả đã đạt được, Bộ Công an chính thức công bố đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Dự án xây dựng CSDLQG về DC và Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD. Hai hệ thống này sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2021 và sẵn sàng kết nối với các bộ, ngành, địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử và phục vụ nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, có được kết quả đó là do có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành; sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và quần chúng nhân dân;sự nỗ lực, cố gắng của các Nhà thầu, đặc biệtlà sự nỗ lực, cố gắng của toàn lực lượng CAND từ Trung ương tới cơ sở. Có thể nói kết quả của 2 dự án là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức khách quan do đại dịch COVID-19 tác động và lực lượng Công an đồng thời cùng lúc phải triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác. “Qua việc thực hiện 2 dự án đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trên các lĩnh vực công tác”- Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Việc hoàn thành xây dựng CSDLQG về DC và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD đã, đang và sẽ mạng lại nhiều hiệu quả to lớn đối với các Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân, nhất là sẽ tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân, làm giảm chi phí giấy tờ, thời gian xác minh, đi lại, giảm ngân sách nhà nước khi xây dựng các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các loại hồ sơ, sổ sách. Việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp điện tử sẽ thay thế nhiều loại giấy tờ khác, đồng thời mở ra nhiều cơ hội trong triển khai các dịch vụ liên quan đến xác thực điện tử, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ANTT...
Tại Hội nghị, diễn ra phần trải nghiệm dịch vụ tại các điểm cầu trực tuyến về xác thực cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội, cung cấp dịch vụ công, tính năng tác dụng của đầu đọc thẻ chíp và thiết bị xác minh di động…
- Mặc dù là 2 dự án độc lập, nhưng Bộ Công an đã chỉ đạo lồng ghép tối đa 2 dự án để bảo đảm đồng bộ tránh lãng phí, qua đó giảm được mức dự toán so với ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng. - Đến nay, đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu, qua đó đã đồng loạt tiến hành cấp mã số định danh cho công dân trên toàn quốc vào ngày 18/6/2021, đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia. -Từ 1/3/2021 đến nay, toàn quốc đã thu nhận được trên 54 triệu hồ sơ để cấp thẻ căn cước hoàn thành vượt mục tiêu đề ra trước 1 tháng so với kế hoạch. - Công tác bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế hệ thống, bảo đảm đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4 theo Nghị định số 85 của Chính phủ; đường truyền và các phương án bảo mật đã được bố trí từ Trung ương đến cấp xã. - Bộ Công an đã tiến hành chạy thử nghiệm kết nối tích hợp dịch vụ chia sẻ với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, UBND các địa phương Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế; phối hợp với Văn phòng Chính phủ thử nghiệm kết nối các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai thử nghiệm kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kết nối với 33/63 UBND các địa phương để xác thực thông tin công dân phục vụ giải quyết 236 thủ tục hành chính. Việc thử nghiệm kết nối thành công đã chứng minh sự sẵn sàng của CSDLQG về DC, đáp ứng các yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử. |