Giống như mọi lĩnh vực kinh doanh khác, các shop quần áo bán đồ thời trang cũng cần đến các bí kíp để thu hút khách hàng, kích cầu họ mua sắm nhiều hơn. Những chi tiết nhỏ chúng ta không nhận ra có thể là cái "bẫy" để bạn móc ví tiền chi tiêu nhiều hơn mà không hề hay biết.
1. Chương trình sale giảm giá mang lại lợi ích cho cửa hàng chứ không phải khách hàng
Việc hạ giá sản phẩm trong chương trình khuyến mãi luôn được coi là cách để quảng bá và tri ân khách hàng. Nhưng thực chất, nó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân khách hàng hơn. Trước hết, nó giúp shop "tống khứ" được đồ tồn kho, đồ cũ đã hết mốt đi.
Nhưng quan trọng nhất là chương trình sale khiến cho chúng ta mua những thứ mình không hề nghĩ đến. Mác giảm giá là sự cám dỗ khiến người tiêu dùng kích thích ham muốn mua sắm. Thậm chí đôi khi gắn mác sale nhưng giá của chúng chẳng đổi chút nào so với bình thường. Vậy nên các cửa hàng luôn không ngừng tung ra các chương trình hạ giá hấp dẫn để kích cầu.
2. Kích thước sản phẩm của từng thương hiệu có thể khác nhau
Các nhà sản xuất khác nhau có thể có chuẩn size khác nhau, vì vậy nên chúng ta được khuyến khích nên thử đồ trước khi mua. Cùng một size nhưng ở thương hiệu này bạn có thể mặc vừa, ở nơi khác lại không. Một số nhà sản xuất vì vậy còn cố ý "giảm" size quần áo nữ để họ dễ mua hơn, đánh vào tâm lý muốn hình ảnh thon gọn theo tiêu chuẩn chung.
3. Sản phẩm có hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng chưa chắc đảm bảo chất lượng
Các thương hiệu lớn cho ra mắt các sản phẩm quần áo được thiết kế bởi những nhà thiết kế nổi tiếng bao giờ cũng bán với giá đắt hơn vì là sản phẩm độc quyền, đôi khi còn giới hạn số lượng. Lời giới thiệu được thiết kế bởi người nổi tiếng sẽ khiến khách hàng có cảm giác đây là sản phẩm cao cấp hơn, đẹp hơn. Nhưng sự thật chất lượng của chúng có tốt hơn hay không thì còn khá hên xui.
4. Cố ý để quầy sản phẩm hạ giá lộn xộn
Bạn có để ý thấy quần áo trong một cửa hàng được xếp gọn gàng trong khi khu vực hàng giảm giá luôn như một mớ hỗn độn kiểu "đổ đống" không? Không phải lúc nào cũng là do thiếu chỗ hay vì là hàng thanh lý để dồn, không tiện xếp mà điều này nhằm mục đích làm khách hàng cảm thấy hạnh phúc khi họ tìm được một món hời lớn trong đống lộn xộn và quyết định mua ngay lập tức.
5. Các mặt hàng tổng hợp được đẩy giá ngang hàng các sản phẩm tự nhiên
Các nhà sản xuất thường tăng giá các mặt hàng quần áo từ chất liệu tổng hợp vốn được cho là tốt hơn, mặc thoáng mát hơn ngay cả khi chi phí sản xuất của chúng vẫn vậy. Các khách hàng thì nghĩ rằng một chiếc áo choàng bông hoặc áo len không đắt so với sản phẩm tổng hợp, vì vậy mà mua không chút chần chừ.
6. Hàng hiệu giảm giá có chất lượng kém hơn các mặt hàng không giảm
Nhiều người thích săn hàng hiệu nhưng không có đủ khả năng tài chính sẽ thích mua đồ ở oulet - nơi chuyên bán đồ giảm giá. Tuy nhiên, quần áo và phụ kiện ở đó đôi khi chỉ nhìn giống như các sản phẩm hàng hiệu mà thôi. Các thương hiệu sang trọng có lúc sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu rẻ tiền chỉ để cho các quầy hàng giảm giá này, mục đích là để thu lợi nhuận từ những người không có khả năng mua quần áo ở những cửa hàng đắt tiền chứ chưa chắc là đồ hiệu thực sự được sale.
8. Xu hướng thời trang thay đổi liên tục
Ngày nay, thời trang không chỉ thay đổi theo mùa mà theo hàng tháng, hàng tuần. Các mặt hàng thời trang mới xuất hiện ở các cửa hàng gần như mỗi tuần, vì vậy mà chúng cám dỗ chúng ta mua nhiều hơn. Khách hàng càng muốn chạy theo xu hướng thì càng mua sắm nhiều ngay cả khi chưa cần thiết.
Chi Chi
Doanh nghiệp tiếp thị