Ông Igor Kostyukov, lãnh đạo Cơ quan Quân báo Nga (GRU) - Ảnh: TASS
Phát biểu tại một hội nghị an ninh quốc tế ngày 23-6, ông Kostyukov nói Mỹ chưa sẵn sàng cho đối thoại bình đẳng giữa các nước và các hành động của Washington, như lôi kéo Ấn Độ vào liên minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho thấy ý đồ thống trị khu vực và đối phó với Nga, Trung Quốc.
"Khuynh hướng đối đầu của Mỹ được thể hiện rõ ràng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi đang trở thành đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Mỹ đặt mục tiêu thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực này, nơi tạo ra 60% của GDP và tập trung tới 45% thương mại thế giới" - lãnh đạo tình báo Nga nói.
Theo ông Kostyukov, Mỹ hiện có hơn 200 cơ sở quân sự, bao gồm 5 căn cứ tại châu Á - Thái Bình Dương. Lực lượng Mỹ tại đây vào khoảng 400.000 quân. Lầu Năm Góc sẽ lập một lực lượng đặc nhiệm ở Thái Bình Dương để "kiềm chế" Trung Quốc ở Nam và Đông Nam Á vào năm 2024, đồng thời có kế hoạch thành lập hai lữ đoàn trang bị tên lửa siêu thanh ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2028.
Binh lính Mỹ tham gia tập trận chung tại Philippines năm 2015 - Ảnh: REUTERS
Mỹ cũng có kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa, trên mặt đất và trên tàu, trong khu vực vào năm 2030, bao gồm tăng khả năng phòng thủ tên lửa trên tàu từ 23 lên 40 chiếc, số hệ thống chống tên lửa THAAD từ 2 lên 3 và số hệ thống Patriot PAK-3 từ 12 lên 16.
Đối với vấn đề Triều Tiên, ông Kostyukov chỉ trích chính Mỹ đẩy vấn đề phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên vào ngõ cụt và cảnh báo về các mối đe dọa từ Triều Tiên, Trung Quốc để thúc các đối tác mua nhiều vũ khí hơn.
Về ngoại giao, Nga tố Mỹ tập hợp một liên minh chống Trung Quốc, còn gọi là Bộ tứ kim cương, bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ.
TTO - Hai ngày trước cuộc gặp ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Biden nói ông Putin là "một đối thủ xứng đáng". Theo trang Politico, đây hẳn là cách tổng thống Mỹ muốn làm dịu bớt những kỳ vọng cho cuộc gặp này của họ.
Xem thêm: mth.4895850232601202-a-uahc-irt-gnoht-noum-ym-ot-agn-oab-hnit-oad-hnal/nv.ertiout