Theo báo Thanh niên đưa tin, trước tình hình dịch bệnh lan rộng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM và một số tỉnh khác..., Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban chỉ đạo) đã đặt vấn đề:
Trước đây cố gắng xây dựng các khu cách ly tập trung để đảm bảo an toàn đối với cộng đồng, kể cả người cách ly tập trung. Tuy nhiên thực tiễn khi dịch lan rộng, số lượng địa điểm cách ly tập trung hạn chế, các khu cách ly tập trung nếu thực hiện không tốt cũng có thể có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, tầng cách ly.
Do đó, Ban chỉ đạo bàn bạc xây dựng phương án đến khi các khu cách ly tập trung không đáp ứng nổi thì triển khai biện pháp cách ly tại nhà với đối tượng F1.
F1 cách ly tại nhà hay cơ sở sản xuất thì phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế là rất quan trọng. Nếu cách ly tại nhà mà nhà trọ là không được, nhà ống mà nhiều đối tượng qua lại thường xuyên cũng không được.
Bộ Y tế cũng đã giao Cục Quản lý môi trường y tế xây dựng các tiêu chí quy định cách ly F1 tại nhà và đang có dự thảo.
Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 5 tuổi khi cách ly tập trung F1 thì có nhiều nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn tổ chức cách ly tại nhà cho trẻ dưới 15 tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhưng việc đảm bảo chăm sóc y tế vẫn giống như cách ly tập trung và xét nghiệm cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Dự kiến, sẽ thí điểm áp dụng cách ly F1 tại TP.HCM trong thời gian tới.
Trước đó, nêu quan điểm về vấn đề trên tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch COVID-19, chiều 14-6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, cho rằng vấn đề này không mới, nhiều nước cũng đã làm.
Theo ông, cách ly tại nhà có thuận lợi giúp người bị cách ly có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng hơn việc cách ly tập trung vì vẫn ở chung với người thân. Bên cạnh đó, việc cách ly F1 tại nhà cũng có lợi cho cộng đồng là nhà nước đỡ phải chuẩn bị cơ sở, vật chất để cách ly tập trung khi số lượng F1 tăng cao.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà. "Theo quy định của Bộ Y tế thì với những người mà nơi ở không đủ điều kiện cách ly thì vẫn phải cách ly tập trung dù là F2" – ông Hưng nói.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: PL. TPHCM
Một hạn chế khác, theo ông Hưng là việc giám sát cách ly tại nhà rất khó, chủ yếu dựa vào sự tự nguyện. Ví dụ hiện nay, người cách ly tại nhà phải cam kết với địa phương sẽ thực hiện các quy định chống dịch như: ở phòng riêng, không ra khỏi nhà, tự đo nhiệt độ mỗi ngày, cán bộ y tế địa phương giám sát hàng ngày.
"Điều này cần lực lượng giám sát" – ông Hưng nói và cho biết quan điểm của Sở Y tế TP.HCM là có thể thí điểm cách ly F1 tại nhà ở một số khu vực, từ đó nhân rộng ra.
Ngoài ra, ngành y tế TP.HCM cũng đang tính đến biện pháp sử dụng công nghệ để giám sát người cách ly tại nhà nhưng không vi phạm quyền của người dân, báo PL. HCM dẫn lại ý kiến phát biểu của ông Hưng tại cuộc họp.
PV
Doanh nghiệp & Tiếp thị
Xem thêm: nhc.51432131232601202-ahn-iat-1f-yl-hcac-meid-iht-es-mchpt/nv.zibefac