Biểu diễn áo dài tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM - Ảnh: GIA TIẾN
Dù có nhen lên trong lòng niềm tự hào và sự lạc quan không hề nhỏ, tôi vẫn cảm thấy dường như những người bạn của tôi chưa thật sự hiểu đủ và rõ khi đưa ra nhận định về các vấn đề bản sắc/nhận diện của Việt Nam.
Họ chưa thu thập đủ thông tin về Việt Nam. Việt Nam của quá khứ, Việt Nam hiện tại và Việt Nam của chúng ta sẽ ra sao trong tương lai. Và tôi tin rằng không chỉ tôi mà còn rất nhiều người Việt Nam khác cũng chia sẻ cùng suy nghĩ như tôi.
Lộ trình hợp nhất, quốc tế hóa thành phố
Công cuộc toàn cầu hóa vẫn đang tiếp tục phát triển, mạnh mẽ và vươn xa. Tôi tin chắc rằng để Việt Nam đủ sức tỏa sáng trên các đấu trường quốc tế, chúng ta phải hiểu rõ bản sắc riêng, định nghĩa được tính ưu việt.
Việt Nam cần một nhận diện bứt phá đủ tầm quốc tế và phương pháp luận; để thế giới nhìn nhận Việt Nam, biết chúng ta là ai, vị thế của chúng ta và lý do các nước bạn bè phải kết nối và giao lưu với chúng ta.
Là nước đông dân thứ 15 trên thế giới, có nền kinh tế phát triển đầy nội lực với lực lượng dân số trẻ (gần 60% dân số Việt Nam hiện nay đang ở độ tuổi dưới 35), chúng ta mang một tinh thần cầu thị, vươn xa quốc tế, háo hức hội nhập.
Tôi tin rằng, hơn bao giờ hết, thời điểm này là cột mốc khởi đầu quan trọng để Việt Nam tìm được tiếng nói riêng, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Chính vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ khi biết thành phố chúng ta tổ chức cuộc thi cùng hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".
Đối với Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, việc khởi động cuộc thi sẽ là bước khởi đầu cho các cơ quan, đơn vị từ khối công đến khối tư nhân, không phân biệt thế hệ, tầng lớp, có cơ hội gặp gỡ trên cùng một diễn đàn, thể hiện mong muốn, tiếng nói cá nhân, đóng góp ý kiến, thể hiện sự quan tâm.
Giá trị quan trọng hơn tất thảy của cuộc thi này chính là chúng ta ý thức được mỗi cá nhân đóng một vai trò, mang một trách nhiệm nhất định và có thể đóng góp theo cách riêng của mỗi người, từ đó xây dựng một lộ trình hợp nhất, quốc tế hóa thành phố của chúng ta.
Thanh Bùi - Ảnh: G.TIẾN
Vài ý tưởng đóng góp vào cuộc thi cùng hiến kế để "TP.HCM nâng tầm quốc tế" mà tôi tâm đắc:
- TP.HCM: Thủ đô sáng tạo của Việt Nam.
- TP.HCM: Thành phố tư duy thiết kế/sáng tạo - không chỉ sản xuất, mà còn có khả năng thiết kế/sáng tạo.
- TP.HCM: Thành phố toàn cầu - 180° đông, 180° tây.
- TP.HCM: Thành phố tương lai - đổi mới và sáng tạo.
- TP.HCM: Thủ đô doanh nhân - thành phố kinh tế.
Cùng tham gia diễn đàn thú vị này
Với sự phát triển nội địa mạnh mẽ, TP.HCM vẫn đang mỗi ngày cố gắng vươn cao cùng các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An...
Vậy thì, để hội nhập và phát triển quốc tế, chúng ta cũng cần phải "cạnh tranh" với những thành phố đã phát triển với một bề dày đáng kể mà trước hết là ở khu vực Đông Nam Á. Dù vậy, TP.HCM tự hào với lịch sử hào hùng, văn hóa đa dạng cùng với người dân tư duy hiện đại, đi trước đón đầu, ý thức được tiềm năng của chúng ta sẽ phát triển theo hàm mũ.
Tuy nhiên, có tiềm lực mà thiếu đi tầm nhìn rộng và xa, thiếu kế hoạch chiến lược, thiếu khả năng thực thi hiệu quả thì mọi mong muốn đều chỉ gói gọn trong tưởng tượng.
Thiết nghĩ, để TP.HCM trở thành một thành phố hội nhập toàn cầu, chúng ta cần xây dựng một nền tảng vững vàng, dựa trên sự sáng tạo và tập trung vào những ngành công nghiệp sáng tạo.
Điều này cần sự hỗ trợ toàn lực của Chính phủ với sự phân bổ đồng đều cho cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, thông qua các khung luật pháp phù hợp và các hành động củng cố việc bảo vệ bản quyền cho các công trình và sản phẩm trí tuệ. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp và cá nhân có đủ tự tin, đặt niềm tin vào những đầu tư giá trị lớn và lâu dài.
Thực tế cho thấy các mô hình thúc đẩy tiềm năng phát triển nghệ thuật và văn hóa là cách hữu hiệu nhằm mục tiêu kiến thiết nhận diện quốc gia. Hollywood là điển hình xây dựng giá trị văn hóa Mỹ, K-pop là đại diện văn hóa Hàn Quốc.
Tôi tin tưởng rằng TP.HCM có đầy đủ tiềm năng trở thành đích đến văn hóa - nghệ thuật, không chỉ cho người Việt Nam mà cho cả khu vực; là một thành phố tâm huyết thúc đẩy cơ hội sáng tạo, lĩnh hội những ý tưởng tân tiến, để từ đó bắt đầu các mục tiêu nhân văn và xây dựng cộng đồng - một cộng đồng hoan nghênh và chào đón tất cả các cá nhân không chỉ từ khắp nơi trong nước mà còn từ những quốc gia khác.
Chúng ta cùng nhau đóng góp cho một mục tiêu phát triển chung, vĩ mô, lâu dài và bền vững.
Các bạn đọc nghĩ thế nào về những điều tôi chia sẻ? Chúng ta không đi tìm câu trả lời - sẽ không có câu trả lời đúng hay sai.
Tôi chân thành khuyến khích quý bạn đọc, các tổ chức, đơn vị từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ các anh chị đang làm việc trong các chuyên ngành đến các em sinh viên, các cô chú đã ngừng công tác... hãy cùng tham gia diễn đàn thú vị này. Tiềm năng thành phố chúng ta phát triển theo lũy thừa là điều hoàn toàn khả thi.
Hãy biến mong muốn này thành thực tế! Cùng nhau!
Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế
Cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế" như một diễn đàn mở dành cho bạn đọc đóng góp ý tưởng và giải pháp nâng cao vị thế quốc tế của Sài Gòn TP.HCM thông qua việc nhận diện thương hiệu quốc tế nào cho thành phố, biểu tượng nào mang tầm quốc tế?
Báo Tuổi Trẻ cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM với sự đồng hành của Vietnam Signature và Global Embassy tổ chức. Thời gian nhận bài dự thi: từ 16-6 đến hết ngày 16-8-2021.
Bài dự thi gửi về email: hienke@tuoitre.com.vn hoặc gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".
Tính đến 24h ngày 23-6, hộp thư hienke@tuoitre.com.vn đã nhận được hơn 70 ý tưởng hiến kế. Báo Tuổi Trẻ cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài. Danh sách các bạn gửi bài sẽ được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online.
- 16-6: Đinh Thành Trung, Chung Thanh Huy, Tương Quan, Tanthoi Le
- 17-6: Bình Nguyễn, Chương Nguyễn Hoàng, Tho Ton, Ha Mai, phat thinh nguyen, Đình Tuấn Đào, NB ngobinhparis1
- 18-6: thai hoang, Tanthoi Le, Đình Tuấn Đào, Diễm Ngọc, Tương Quan, Quỳnh Iris Prelle, kien vutrungkien, Phong Châu Nguyễn, Anh Tú Lê
- 19-6: tam tranvan, Trang Nguyễn Thị Thùy Trang, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, hung hai, Đình Tuấn Đào, Nguyễn Minh Tâm, Văn Lực Nguyễn.
- 20-6: Diễm Ngọc, Tương Quan, Hiển Bùi, Nguyễn Tuấn Anh, Pham Cao Cuong, Đô Lê Văn, Long Trieu.
- 21-6: Chung Thanh Huy, Aron Schuftan, Hiển Bùi, Văn Lực Nguyễn, Minh Tuan Nguyen.
- 22-6: Hong Nhung Bui, Bình Nguyễn, Ha Le, Chương Nguyễn Hoàng, Hoài Khiêm, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải.
- 23-6: tam tranvan, Đinh Thành Trung, Minh Út Nguyễn, Minh Trang Kieu, Cuong Dang, Thu Vũ, Tanthoi le, Triết Nguyễn minh, Phan Anh, Văn Lực Nguyễn, Thu Vũ.
2 bạn đọc gửi bài qua bưu điện: Phương Danh và Ông Mai Thanh Hà.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
TTO - Từng là một vùng đất hoang sơ, nhiều kênh rạch, thú dữ, Sài Gòn - TP.HCM một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", trở thành thương hiệu nổi tiếng, trở thành điểm đến của bạn bè năm châu bốn biển lúc bấy giờ.