Không chỉ nhặt rác, ông Thương còn tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường qua chiếc xe đặc biệt của mình - Ảnh: TAM XUÂN
Đối với ông, nhặt rác là niềm vui, là hạnh phúc của mình để cho phố phường quê hương ngày càng xanh đẹp.
Lãnh đạo UBND phường Cửa Đại cho biết ông Thương mặc dù bị bệnh nhưng luôn nhiệt tình trong công tác bảo vệ môi trường. Xét hoàn cảnh gia đình, địa phương đã đề nghị hỗ trợ kinh phí nhưng ông từ chối. Ông Thương xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo.
Đó là ông Nguyễn Thương (61 tuổi, trú khối phố Phước Trạch, phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam). Họ biết đến ông qua những cống hiến âm thầm cho phố cổ.
Suốt 5 năm qua, ông hết đi quét rác lại đi lượm bịch nilông ven đường. Ngoài ra, ông còn giúp đỡ nhiều gia đình làm những việc vặt như dọn dẹp nhà cửa, đổ rác... mà không hề lấy một đồng thù lao nào.
Làm sạch phố phường
Khi phố phường vẫn còn chìm trong giấc ngủ thì đã thấy bóng dáng một người đàn ông gầy gò, làn da đen sạm, chân đi đôi dép tông, mặc chiếc áo lao động xanh bạc màu đẩy chiếc xe rác đi về phía bờ biển Cửa Đại.
Lạch cạch vừa đẩy xe vừa nhặt rác, ông đi hết lề bên trái rồi lại qua lề phải, đôi lúc ông còn chui vào tận bụi rậm để nhặt từng mảnh rác nhỏ. Hễ ở đâu có rác ông đều nhặt không sót một cọng.
Ông Thương kể 5 năm trước khi còn đang "khỏe như voi" với nghề đầu bếp tại một khách sạn ở Hội An thì bất ngờ ông gục ngã vì căn bệnh tai biến quái ác.
Sau thời gian dài điều trị tại bệnh viện tai của ông đã không còn nghe được gì, tay chân bị tê liệt. Ông nằm viện gần nửa năm mà bệnh tình cũng không có tiến triển, gia đình đành ngậm ngùi đưa ông về nhà để chăm sóc. Không đầu hàng số phận, ông gắng gượng, miệt mài tập luyện để cải thiện sức khỏe.
Những ngày đầu tập luyện, ông tiến một bước lại lùi hai bước, chân trái bắt sang chân phải, cứ đi một đoạn là ông lại té, trầy tróc hết cả tay chân. "Dù khó khăn, đau đớn nhưng tôi cứ miệt mài tập luyện, một thời gian sau tôi đã đi lại được bình thường" - ông Thương bồi hồi nhớ lại.
Người khỏe rồi, ông lại nghĩ phải làm cái gì đó để trả ơn cho đời. Trong những lần đi tập thể dục, ông thấy ven đường đầy ắp những túi nilông nên ông nảy ra ý tưởng vừa đi tập thể dục vừa nhặt rác để bảo vệ môi trường.
Có những khách du lịch và người dân ngạc nhiên khi thấy một ông cụ lại lang thang trong đêm để nhặt rác. Có người còn cáu gắt khi được ông nhắc nhở về việc xả rác; họ coi ông là ông "khùng" rảnh việc, tuổi già không lo an thân còn đi làm những chuyện "trời ơi đất hỡi".
"Họ cứ nói tôi khùng, tôi điên, vợ con biết chuyện cũng ngăn cản nhưng tôi đã quyết tâm rồi, khi hết đau là tôi sẽ đi làm việc nghĩa... Tôi làm vì lương tâm chứ có khùng, điên chi đâu mà sợ" - ông Thương tâm sự.
Cứ thế, ông Thương vẫn lặng lẽ tiếp tục công việc của mình mỗi đêm. Không trừ ngày nắng hay ngày mưa, hễ ở đâu có rác ở đó lại có dấu chân ông.
Nhớ lại khoảng thời gian ám ảnh nhất cuộc đời mình, bà Lê Thị Bảy (vợ ông Thương) không nhớ nổi số lần bà đã khóc cạn nước mắt khi biết tin chồng mình bị người ta đồn thổi là bị khùng điên, nửa đêm mưa gió không ở nhà mà lại lang thang đi nhặt rác.
"Lúc đó cô tủi thân lắm, cô chỉ biết khóc thôi. Nhiều lần cô ngăn cản không cho chú làm nữa nhưng mà chú nói chú đi làm cho khỏe trong người, "kệ họ nói tôi khùng tôi điên sao cũng được. Tôi đi làm việc nghĩa cho xã hội chứ có làm cho ai đâu mà bà lo"..." - bà Bảy chia sẻ với giọng nghẹn ngào.
Chị Nguyễn Xuân Phương (con gái của ông Thương) còn nhớ như in những lần nhận được những cuộc điện thoại, tin nhắn giữa đêm báo ba mình bị "khùng nặng rồi" khiến chị và gia đình nhiều lần phải buồn lòng vì những lời nói về ba.
"Nhiều lời dè bỉu không hay về ba khiến gia đình tôi bị tổn thương tinh thần rất nhiều. Mẹ và chị em chúng tôi ra sức ngăn cản không cho ba làm, nhưng ba vẫn không chịu" - chị Phương nói.
Dù cho lời ra tiếng vào, vợ cùng các con ra sức khuyên răn, ngăn cản nhưng với quyết tâm làm việc nghĩa cho đời, ông Thương đã thuyết phục vợ và các con để ông hoàn thành được việc nghĩa mà ông đã hứa với lòng.
Hiểu được tâm nguyện của ông, các con đã đồng ý và yêu cầu ông thay đổi giờ làm việc để bảo đảm được sức khỏe hơn. Từ đó tầm 5h đến 8h mỗi ngày, ông Thương với hai chiếc bao đầy ắp rác luôn rong ruổi trên mọi nẻo đường để làm việc nghĩa cho phố cổ.
"Tôi chỉ cần chữ nghĩa thôi"
Ngoài những ngày rong ruổi dọc đường để nhặt rác, nhiều khi ông Thương còn vào tận những nhà có các cụ già hay trường học để giúp họ dọn dẹp, sửa sang nhà cửa... mà không lấy một đồng thù lao nào.
Dần dần, hình ảnh một ông già lom khom nhặt rác, làm đẹp cho phố cổ cứ thế trở nên quen thuộc, mọi người hiểu chuyện nên càng trân quý ông hơn. Với số tiền dành dụm được từ việc nhặt ve chai, ông đã đầu tư hẳn một chiếc xe đẩy để chở được nhiều rác hơn.
Không chỉ đơn thuần để chở rác, chiếc xe của ông còn có thông điệp rõ ràng với những dòng biểu ngữ "Vì tương lai con em chúng ta, hãy chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp", "Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn", "Hãy bảo vệ môi trường, không sử dụng túi nilông, không vứt túi nilông ra nơi công cộng".
Những thông điệp ấy được chính ông Thương nghĩ ra; đó như là những lời kêu gọi, nhắc nhở mọi người cùng chung tay để bảo vệ môi trường.
Những thông điệp tuyên truyền của ông đã dần có được kết quả. Trong 5 năm qua, nhiều du khách, người dân đã biết đến việc làm của ông hơn, nhiều anh em vệ sinh môi trường thấy ông thì vẫy tay chào rồi dừng lại cho ông Thương đổ rác, hàng xóm cũng tự giác bỏ rác vào thùng, đường phố dần dần sạch sẽ hơn.
Tuy gia cảnh khó khăn, sức khỏe đã giảm sút, hằng tháng phải tốn chục triệu đồng tiền thuốc men nhưng ông Thương lại thẳng thắn từ chối đề nghị hỗ trợ từ UBND phường. Với ông, đây là việc nghĩa mà ông đã hứa với lòng mình nên sẽ làm cho đến suốt cuộc đời, cho đến khi ông không còn làm được nữa thì mới thôi.
TTO - Năm nay đã 78 tuổi nhưng ông Nguyễn Huy Chi vẫn kiên nhẫn bám trụ 12 năm trong chốt gác bên đường tàu, đoạn đi qua đường dân sinh để bảo vệ tính mạng người dân mỗi khi có tàu...
Xem thêm: mth.9261558042601202-gnuhk-gnouht-gno-neyuhc/nv.ertiout