Những ngày qua, liên tiếp các ca mắc COVID-19 là công nhân thuộc Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Tân Bình, khiến Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn phải tăng cường biện pháp chặn dịch. Người lao động thuộc phường An Lạc, nơi đang bị phong tỏa, được doanh nghiệp hỗ trợ lương, nhu yếu phẩm. Các dây chuyền khác vẫn hoạt động ổn định trong điều kiện mới.
"Tuyên truyền, thông tin đến người lao động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Mặt khác, chúng tôi cũng đang cho các đoàn cũng như cán bộ quản lý sắp xếp thời gian đi chợ thay cho người lao động nhằm hạn chế tối đa việc người lao động sau giờ tan ca tiếp xúc với môi trường bên ngoài", ông Trương Tiến Dũng,Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn, KCN Tân Tạo cho biết.
Trước những khó khăn của làn sóng dịch lần 4, các doanh nghiệp đều đang cố gắng xoay xở, điều chỉnh phù hợp. Điển hình như Công ty Qui Phúc chuyên đồ nội ngoại thất, tận dụng nguồn lực sẵn có, đơn vị đã chuyển sang sản xuất giường y tế, phục vụ cho các khu cách ly. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp đa dạng hoá nhóm sản phẩm, duy trì hoạt động trong lúc khó khăn.
Trước những khó khăn của làn sóng dịch lần 4, các doanh nghiệp đều đang cố gắng xoay xở, điều chỉnh phù hợp. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Theo đánh giá của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, tuy đã có sự điều chỉnh hoạt động sản xuất, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đang dần đuối sức vì nguồn lực cạn kiệt.
"Chúng tôi đang tính toán đến vấn đề có thể hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, ví dụ như: giãn, giảm tiền thuê nhà xưởng, nhà kho, giảm phí duy tu hạ tầng, các phí dịch vụ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ động thủ tục hành chính cho doanh nghiệp được tiếp cận nhanh chóng hơn", ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh, cho hay.
Khảo sát của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, hiện nhiều doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước, thay thế dần nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa để có thể đáp ứng chuỗi cung ứng. Tuy vậy, vẫn cần có những giải pháp toàn diện, trợ lực cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tái đầu tư và bù đắp các khoản thiệt hại do dịch bệnh.
VTV.vn - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, cả nước có tới 59,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 23% so với cùng kỳ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.9921135142601202-91-divoc-oab-touv-ox-yaox-tav-tahc-hnim-ihc-oh-pt-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv