vĐồng tin tức tài chính 365

Sắc đỏ áp đảo nhóm BĐS trong tuần 21 - 25/6, NVL mang đến sự khác biệt

2021-06-27 06:02

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần từ 21 - 25/6 biến động theo chiều hướng chủ đạo là giằng co tích lũy. VN-Index có các phiên tăng giảm điểm đan xen với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn. Chốt tuần, VN-Index đứng ở mức 1.377,77 điểm, tương ứng tăng 26,03 điểm (1,9%) so với tuần trước đó – đây cũng là mức cao nhất của chỉ số này. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index kết thúc tuần với mức điểm thấp hơn tuần trước. Cụ thể, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,2%) xuống 318,22 điểm và UPCoM-Index cũng giảm 0,74 điểm (-0,82%) xuống 89,48 điểm.

Tuần vừa qua cũng là thời điểm khó khăn của nhóm cổ phiếu bất động sản khi sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm này. Thống kê 114 mã bất động sản đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì tuần qua có 71 mã giảm trong khi chỉ có 32 mã tăng giá.

Đứng đầu danh sách giảm giá ở nhóm này là cổ phiếu VNI của CTCP Đầu tư Bất động sản Việt Nam với mức giảm 14,3%. Tuy nhiên, cổ phiếu VNI chỉ giao dịch duy nhất trong phiên thứ SÁu do vẫn nằm trong diện bị hạn chế giao dịch trên UPCoM.

Cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát cũng gây chú ý khi giảm 10,5% sau một tuần giao dịch. Ngày 25 - 26/6 HPX tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 qua hình thức bỏ phiếu điện tử. Năm 2021, ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.500 - 1.600 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ khoảng 1.000 - 1.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 370 - 390 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ từ 370 tỷ đồng.

20 cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh nhất tuần từ 21-25/6.
20 cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh nhất tuần từ 21 - 25/6.

Cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC cũng gây thất vọng khi giảm từ 15.150 đồng xuống còn 13.950 đồng/cp, tương ứng mất 7,9% giá trị. Cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO cũng giảm 6,4%. Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco mới đây đã báo cáo đã bán ra toàn bộ 67,5 triệu cổ phiếu IDC. Giao dịch thực hiện ngày 15/6/2021. Số cổ phần IDC mà Tập đoàn Bitexco bán ra tương ứng 22,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành IDC. Tập đoàn Bitexco không còn là cổ đông lớn của IDC.

Ngoài ra, hàng loạt các cổ phiếu bất động sản thanh khoản cao như HQC của CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng, ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo… cũng đi xuống trong tuần vừa qua.

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu danh sách tăng giá ở nhóm bất động sản là cổ phiêu EIN của CTCP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Điện lực với mức giảm 53%. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất ở nhóm bất động sản tăng giá là cổ phiếu NVL của tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va. Cổ phiếu này đi ngược lại xu thế rung lắc của thị trường chung mà tăng mạnh 5,6% từ 103.000 đồng/cp leo lên mức 119.100 đồng/cp. Thanh khoản của NVL luôn duy trì ở mức khá cao với khối lượng khớp lệnh trung bình 1 tuần qua ở mức hơn 3,5 triệu đơn vị/phiên.

CTCP Anova cho biết vừa họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, thống nhất đổi tên thành CTCP Tập đoàn Nova Consumer (Nova Consumer Group), thông qua phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và dự kiến niêm yết cổ phiếu lên HoSE. Anova xuất phát điểm là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, được thành lập từ năm 1992, do ông Bùi Thành Nhơn sáng lập. Sau đó, năm 2007, doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và hợp nhất thành 2 công ty Anova và NVL.

20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất tuần từ 21-25/6.
20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất tuần từ 21 - 25/6.

“Ngôi sao” của các tuần trước là BVL của CTCP BV Land dù không còn duy trì được sự bứt phá mạnh nhưng vẫn giữ được mức tăng 13,2% trong tuần qua. Ở 2 phiên cuối tuần, BVL đã có sự điều chỉnh trở lại.

Cổ phiếu KBC của  Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc cũng giữ được mức tăng nhẹ với 1,3% trong tuần từ 21 - 25/6. Doanh nghiệp này mới đây đã bán thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cố định 10,8%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo. Mục đích huy động nhằm tăng quy mô vốn hoạt động cho công ty con. Theo kết quả chào bán, có 24 nhà đầu tư tham gia nhưng chỉ 22 được phân phối.

Trong số các cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn, ngoài NVL thì các mã như VIC của Tập đoàn Vingroup, THD của CTCP Thaiholdings và PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đều tăng giá nhưng mức tăng khá khiêm tốn. Trong khi đó, các mã như VHM của CTCP Vinhomes, VRE của CTCP Vincom Retail hay BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp đều giảm giá.

Trong tuần từ 21 - 25/6, cả 3 doanh nghiệp họ Vingroup đều tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Đối với VIC, tập đoàn đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 1% trong năm 2021 do nhiều mảng kinh doanh đang trong quá trình đầu tư. Đối với mảng xe ô tô điện, tập đoàn nhắm tới xu hướng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Tập đoàn cũng dự kiến sẽ bán 15.000 - 16.000 xe điện tại Mỹ trong năm sau và dự định bán hàng trăm nghìn xe ô tô điện tại nước này vào năm 2026.

Về VRE, công ty này đặt kế hoạch doanh thu thuần 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 8% và 5% so với thực hiện năm trước. Doanh thu chuyển nhượng bất động sản dự kiến chiếm 13 - 15%, dịch bệnh không ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao.

Còn với VHM, công ty đặt kế hoạch doanh thu 90.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 26% và 24% so với thực hiện năm trước. Về kế hoạch chia cổ tức năm 2020, HĐQT trình cổ đông tỷ lệ 45%, bao gồm 15% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu. Dự kiến công ty phát hành 986,8 triệu cổ phần để trả cổ tức tỷ lệ 30%. Vốn điều lệ sau phát hành vào khoảng 43.363 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý III - IV năm nay./.

Xem thêm: lmth.17740000042210202-6-52-12-naut-gnort-sdb-mohn-oad-pa-od-cas/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sắc đỏ áp đảo nhóm BĐS trong tuần 21 - 25/6, NVL mang đến sự khác biệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools