vĐồng tin tức tài chính 365

Bao cao su: 'Cứu tinh' của cả nhân loại trước bờ diệt vong từ bẫy dân số

2021-06-27 09:18

Đối với nhiều người, các phương pháp tránh thai như bao cao su chẳng khác gì một công cụ phòng bệnh hoặc tránh có con ngoài ý muốn thông thường. Thế nhưng ý nghĩa đằng sau tấm màng mỏng này lại lớn hơn thế rất nhiều khi có thể ngăn nhân loại đến vờ vực diệt vong mà nguyên nhân thì rất đơn giản: Bùng nổ dân số.

Vào năm 2005, nhà nhân chủng học Jared Diamond đã thu hút sự quan tâm của công chúng khi xuất bản cuốn sách "How Societies Choose to Fail or Succed" khi nói về sự thành công và thất bại của các nền văn minh trong lịch sử. Đặc biệt, ông Diamond mô tả những người Maya hùng mạnh thời xưa đã rơi vào cái bẫy dân số Malthus khiến nền văn minh này đi về hướng hủy diệt.

Theo đó, dân số của người Maya đã tăng trưởng vượt ngưỡng hệ thống nông nghiệp lạc hậu của họ cho phép, nghĩa là nhiều dân hơn cần nhiều lương thực hơn, cần nhiều đất đai hơn nhưng chúng cũng đi kèm với phá rừng, xói mòn, hạn hán hay thoái hóa đất.

Hệ quả là những cuộc chiến tranh giành nguồn tài nguyên nổ ra và đẩy cả nền văn minh này đi tới sự hủy diệt.

Câu chuyện ở đây sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ông Diamond không dự đoán rằng thế giới của chúng ta cuối cùng rồi cũng sẽ bị hủy diệt bởi nguyên nhân tương tự.

Bao cao su: Cứu tinh của cả nhân loại trước bờ diệt vong từ bẫy dân số - Ảnh 1.

Đẻ lắm, ăn nhiều

Trên thực tế, tiên đoán này của ông Diamond đã được nhà nhân khẩu học, kinh tế học người Anh Thomas Robert Malthus phát biểu vào năm 1978 với công trình "Essay on the Principle of Population". Theo đó, chuyên gia Malthus cho rằng nguyên nhân của sự nghèo đói là một tỷ lệ đơn giản giữa tăng trưởng dân số và tài nguyên.

Trong điều kiện thuận lợi, bản năng duy trì giống nói sẽ kích thích dân số tăng trưởng theo cấp số nhân nhưng sản lượng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác sẽ chỉ tăng theo cấp số cộng do sự thoái hóa đất cũng như tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả là sự bùng nổ dân số làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo, qua đó kích thích các cuộc chiến tranh giành tài nguyên và đẩy nhân loại đến bờ vực hủy diệt.

Ngay khi công trình của Malthus được xuất bản, nhiều chuyên gia đã công kích kịch liệt luận điểm của ông, thậm chí cả người cha là luật sư của Thomas cũng phản đối quan điểm này.

Quay ngược về thời kỳ thập niên 1790, nước Anh đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi lên nhưng kèm theo đó là tỷ lệ đói nghèo tăng cao, bất bình đẳng xã hội ngày càng nhiều và cuộc sống của tầng lớp bình dân bấp bênh hơn.

Trước tình hình này, chính phủ Anh ban hành những đạo luật mới về người nghèo năm 1796 với các quy định hào phóng hơn nhằm giảm bất mãn xã hội. Mặc dù vậy, ông Malthus lại phản đối động thái này và cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới xã hội.

Lý thuyết của Malthus dựa trên 2 quy luật vĩnh cửu của tự nhiên là ham muốn tình dục và nhu cầu thực phẩm của con người. Ông Malthus cho rằng chỉ có 2 loại yếu tố có thể chống lại sự tăng trưởng mất cân đối này. Đầu tiên là những rào cản mang tính hủy hoại lâu đời như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch, nạn đói, qua đó triệt hạ không chỉ con người mà nhiều loại động vật trên hành tinh, khiến nhiều quần thể giảm số lượng một cách đều đặn.

Bao cao su: Cứu tinh của cả nhân loại trước bờ diệt vong từ bẫy dân số - Ảnh 2.

Quá tải dân số là hiểm hoạ cho sự tồn vong của nhân loại?

Yếu tố thứ 2 mang tính phòng ngừa nhiều hơn và chủ yếu xuất phát từ con người như việc sử dụng các biện pháp tránh thai, trì hoãn hôn nhân hay thực hành tiết dục (thường thấy ở các vị mục sư, trụ trì hay những chức sắc tôn giáo).

Với luận điểm này, Malthus cho rằng nếu thế giới không tạo ra được rào cản thứ nhất thì buộc phải sử dụng yếu tố thứ 2 để tiết giảm dân số. Tuy nhiên, những người nghèo chìm trong sự khốn cùng thường không tự giác cũng như rất khó khăn để tiết chế sinh sản. Tồi tệ hơn, những đạo luật hỗ trợ người nghèo chỉ làm giảm động lực lao động, kích thích sinh con và làm tăng giá lương thực.

Vì vậy, chuyên gia Malthus cho rằng thay vì có chính sách giúp đỡ người nghèo, chính phủ nên khuyến khích họ ngừng sinh con hoặc có những chế tài khắt khe để thúc đẩy họ vươn lên trong cuộc sống.

Trớ trêu thay, luận điểm này của Malthus vấp phải sự phản đối kịch liệt của giới chuyên gia khi nền kinh tế Anh đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Ngay cả sau này, thuyết của Malthus vẫn là tâm điểm tranh cãi của nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực của đời sống, từ xã hội, kinh tế đến sinh học, chính trị.

Năm 1834, nước Anh cải cách về đạo luật đối với người nghèo, qua đó hạn chế sự can thiệp của nhà nước trong việc trợ giúp người bần cùng và điều này được nhiều chuyên gia nhận định là một thắng lợi của thuyết Malthus. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác vẫn tiếp tục phản đối quan điểm này vì cho rằng chúng không thực tế cũng như mang quá nhiều màu sắc phát xít.

Sau này, thuyết Malthus được nâng tầm lên trở thành chủ nghĩa Malthus (Malthusian) khi những ý tưởng này là khởi nguồn cho sự ra đời tiền lương tối thiểu cho sinh kế cũng như quan điểm tái tạo lực lượng lao động. Không những vậy, thuyết Malthus có ảnh hưởng sâu sắc đến thuyết tiến hóa của Charles Darwin (vấn đề chọn lọc tự nhiên) và học thuyết kinh tế của John Keynes (việc bùng nổ dân số làm giảm đáng kể mức lương) sau này.

Theo ông Diamond, việc con người bỏ qua các tác động của môi trường cũng như không kiềm hãm dân số cuối cùng sẽ khiến cả nhân loại đi đến diệt vong. Đây là một cuộc tự sát chậm rãi và kéo dài. Thật không may, hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị đều không quan tâm lắm đến vấn đề này bởi chúng phải mất hàng trăm năm mới bộc lộ rõ. Đây là lý do nhiều hội nghị về môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, an ninh lương thực được tổ chức nhưng chẳng có mấy quốc gia thực sự quan tâm đến.

Bao cao su: Cứu tinh của cả nhân loại trước bờ diệt vong từ bẫy dân số - Ảnh 3.

Phải chăng đông dân khiến con người ngày càng tàn phá môi trường hơn?

Huỷ hoại môi trường

Mặc dù có tính ảnh hưởng cao trong giới học thuật nhưng thuyết Malthus bị nhiều nhà chuyên môn đánh giá chỉ có tính lý thuyết hơn là thực tế. Bằng chứng rõ ràng nhất là việc dân số toàn cầu tăng mạnh trong vài thập niên trở lại đây nhưng tình trạng nghèo đói không gia tăng.

Trên thực tế, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sinh học khiến sản lượng nông nghiệp tăng mạnh trong thời gian qua cũng như hạn chế sự xói mòn của đất đai đã làm lệch các tiên đoán của Malthus. Thêm vào đó, thuyết Malthus không hề tính toán những yếu tố bên lề như việc tăng dân số sẽ làm tăng lực lượng lao động, tỷ lệ người tử vong qua các thời kỳ, vấn đề giao dịch thương mại, xu thế hạn chế sinh đẻ ở các nước giàu...

Bởi vậy, những chuyên gia phản đối thuyết Malthus không cho rằng luận điểm của nhà nhân chủng học này là chính xác.

Tuy nhiên, những nhà hoạt động môi trường và các nhà xã hội học lại đặc biệt quan tâm đến thuyết Malthus khi cho rằng con người đang dần tự diệt vong khi dân số bùng nổ còn môi trường bị hủy hoại. Vấn đề này thậm chí ngày càng được quan tâm sau thành công của hiệp định Paris năm 2016 chống biến đổi khí hậu kèm hàng loạt những hậu quả về thiên tai, hạn hán, dịch bệnh bùng phát trong vài năm trở lại đây.

Rõ ràng, việc con người có tự hủy diệt chính mình do "mắn đẻ" hay không còn là nghi vấn nhưng chắc chắn chính phủ các nước cần mạnh tay hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường cũng như kiểm soát dân số.

Huyền Băng

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.38865831152601202-os-nad-yab-ut-gnov-teid-ob-court-iaol-nahn-ac-auc-hnit-uuc-us-oac-oab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bao cao su: 'Cứu tinh' của cả nhân loại trước bờ diệt vong từ bẫy dân số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools