vĐồng tin tức tài chính 365

Tái diễn bơm tạp chất vào tôm

2021-06-28 03:03

Sau vài năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vận động cam kết "Nói không với tôm có chứa tạp chất", nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở ĐBSCL đang có chiều hướng bùng phát trở lại.

Tạm lắng rồi bùng phát

Vào cuối năm 2016, trước nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu hoành hành tại ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2419/QĐ-TTg, chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương vào cuộc để đến cuối năm 2018 phải chấm dứt triệt để tình trạng này.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra; kết hợp vận động các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ký cam kết "Nói không với tôm có chứa tạp chất". Một số địa phương còn hạ quyết tâm loại bỏ tôm bẩn bằng biện pháp cứng rắn. Điển hình, tỉnh Bạc Liêu ban hành chỉ thị, nêu rõ nếu trên địa bàn huyện nào bị phát hiện có cơ sở bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu thì chủ tịch UBND huyện đó sẽ bị kỷ luật.

Nhờ quyết liệt như vậy nên trong 2 năm 2017 và 2018, tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm hẳn. Nhiều doanh nghiệp thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu không dám làm trái vì lo ngại bị rút giấy phép kinh doanh, thậm chí bị xử lý hình sự.

Thế nhưng, thời gian gần đây, khi tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu không còn được nhắc tới nhiều trong các cuộc hội nghị, hội thảo của ngành và việc kiểm tra, chấn chỉnh không còn quyết liệt như trước, nạn bơm tạp chất vào tôm bùng phát trở lại, thậm chí quy mô lớn hơn trước.

Tái diễn bơm tạp chất vào tôm - Ảnh 1.

Công an tỉnh Cà Mau bắt quả tang vụ vận chuyển tôm tạp chất với số lượng rất lớn vào ngày 11-6 Ảnh: QUÂN PHÚC

Khuya 11-6 vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Cà Mau kết hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, bắt quả tang một xe tải vận chuyển 1.768 thùng tôm sú với tổng trọng lượng 12.504 kg để đưa đi tiêu thụ. Lô hàng này của bà Châu Thị Thùy Trang, ngụ xã Định Bình, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Qua lấy mẫu kiểm tra, cơ quan chức năng xác định tôm này có chứa tạp chất agar.

Trước đó vài ngày, trên đường Nguyễn Trãi thuộc phường 9, TP Cà Mau, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Cà Mau chặn bắt một ôtô tải vận chuyển 659 kg tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất agar. Ông Nguyễn Vĩnh Nghi (ngụ phường 1, TP Cà Mau) là chủ số tôm trên, bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 72,5 triệu đồng về hành vi vận chuyển, thu gom tôm có chứa tạp chất và không có giấy phép kinh doanh.

Cùng thời điểm này, ông Văn Đình Nhu (ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) bị UBND tỉnh Cà Mau xử phạt 60 triệu đồng do thu gom 16 kg tôm sú chứa tạp chất và phạt 10 triệu đồng vì không có giấy phép kinh doanh. Ông Nhu được xem là người chuyên thu mua tôm có bơm tạp chất để giao cho các đại lý.

Ngoài việc liên tục bắt quả tang các vụ vận chuyển tôm chứa tạp chất, lực lượng chức năng còn phát hiện nhiều điểm bơm tạp chất với quy mô lớn. Điển hình là mới đây, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra cơ sở của ông Lê Hoài Thanh (xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương), thu giữ 500 kg tôm bơm tạp chất. Tại thời điểm kiểm tra, có khoảng 80 người tham gia bơm tạp chất vào tôm.

Tôm bẩn đi đâu?

Agar (bột thạch để làm rau câu) là một trong những loại tạp chất được các chủ vựa tôm sử dụng khá phổ biến để bơm, chích vào đầu tôm nhằm giúp tôm tăng trọng lượng, to phồng và trông bắt mắt hơn.

Tỉnh Bạc Liêu có nhiều nhà máy chế biến và sơ chế tôm chuyên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cũng là địa phương để xảy ra nhiều vụ việc vận chuyển tôm bơm tạp chất bị phát hiện. Ở tỉnh này, nhất là trên địa bàn thị xã Giá Rai, có nhiều nhà máy chế biến tôm do người Việt Nam hợp tác với người Trung Quốc sản xuất. Những nhà máy này thường thu mua tôm nguyên liệu giá cao khiến nhiều công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trong vùng không cạnh tranh nổi.

Nghi vấn địa bàn Bạc Liêu là nơi tiêu thụ tôm có tạp chất phần nào được củng cố hơn qua vụ việc Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vừa bắt quả tang 8 người dùng ống tiêm bơm tạp chất vào tôm sú tại một phòng trọ trong một con hẻm ở đường 30-4, phường 3, TP Sóc Trăng. Tại hiện trường, lực lượng chức năng lập biên bản tạm giữ trên 100 ký tôm, 1 máy nén hơi, 50 lít tạp chất đã pha chế cùng một số tang vật liên quan. Ông Đặng Ngọc Minh Châu (ngụ xã Tân Thạnh, huyện Long Phú) khai nhận thuê phòng trọ này để làm điểm thu gom, tổ chức bơm tạp chất vào tôm, sau đó đưa xuống Bạc Liêu tiêu thụ.

Là người có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm ở Bạc Liêu, ông Võ Hồng Ngoãn (ngụ TP Bạc Liêu) khẳng định người dân không bao giờ muốn biến con tôm sạch mình làm ra thành tôm bẩn. Bởi lẽ, nông dân trực tiếp bơm tạp chất vào tôm thì sẽ bị thương lái phát hiện ngay và ép giá. Hành vi bơm tạp chất vào tôm chủ yếu do tư thương và doanh nghiệp làm.

"Lâu lâu chúng ta bắt một vụ, toàn những cơ sở nhỏ lẻ. Muốn chặn đứng phải đánh từ gốc. Không có doanh nghiệp tiêu thụ thì tôm tạp chất bán đi đâu được? Quản lý được từ gốc, từ chính "sân sau", những nhà máy của các ông chủ người Trung Quốc thì nạn này sẽ chấm dứt" - ông Ngoãn quả quyết.

Theo một cán bộ thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Bạc Liêu, bơm tạp chất vào tôm là hành vi gian lận thương mại. Đường đi của tôm tạp chất chủ yếu được xuất qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Thậm chí, bộ phận thương lái Trung Quốc qua nước ta đặt hàng bơm tạp chất để mang về. Từ đó, tình trạng này mới nhức nhối và tái diễn.

"Các địa phương chỉ quản lý được phần ngọn, có mạnh tay tới đâu cũng chỉ bắt được 1-2 vụ là bị đánh động. Sau đó, mọi việc lắng xuống và đâu lại vào đấy, do lợi nhuận quá lớn" - vị cán bộ thanh tra này lý giải. 

Khó truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, hành vi bơm trực tiếp tạp chất vào tôm đối với cá nhân có mức xử phạt vi phạm hành chính 3-5 triệu đồng. Trường hợp tổ chức cho nhiều người bơm tạp chất vào tôm, mức phạt tăng lên tối đa 70 triệu đồng.

Cũng theo nghị định trên, người có hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", áp dụng theo khoản 119 điều 1 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, nếu có 5-20 người tiêu dùng ăn phải tôm có tạp chất dẫn đến ngộ độc hoặc thực phẩm tôm đó gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31%-60%, thì người có hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị phạt tiền 50-200 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-5 năm. Trường hợp tôm nhiễm tạp chất gây chết người thì người bơm tạp chất vào tôm có thể bị phạt phạt tiền 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù 3-7 năm; nếu có 3 người chết trở lên thì mức án cao nhất có thể lên đến 20 năm tù giam. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm...

Quy định là vậy nhưng trên thực tế, hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu để gây hậu quả đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự như trên là rất khó xảy ra trong thực tế.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Tái diễn bơm tạp chất vào tôm - Ảnh 3.

Xem thêm: mth.71455440272601202-mot-oav-tahc-pat-mob-neid-iat/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tái diễn bơm tạp chất vào tôm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools