vĐồng tin tức tài chính 365

Bí ẩn vụ án chưa từng được làm sáng tỏ trong phim "Bánh bao nhân thịt người"

2021-06-28 12:52

The Untold Story (hay Bánh bao nhân thịt người) xoay quanh tên sát nhân biến thái dùng thịt của nạn nhân làm bánh bao để che giấu tội lỗi của mình. Sau khi công chiếu, cả 3 phần phim đều gây được tiếng vang, trở thành cái tên "kinh điển" của thể loại phim sát nhân châu Á. Đặc biệt, phần đầu tiên ra mắt năm 1993 đã dựa trên một vụ "đại án" có thật, mà thủ phạm cũng có hành vi man rợ, đốn mạt tột cùng giống trong phim.

Sự mất tích bí ẩn của gia đình 10 người

Nỗi kinh hoàng "nảy mầm" vào rạng sáng ngày 8/8/1985, lúc này người đầu tiên phát hiện lại là một cô dọn vệ sinh dọc bờ biển...

Nhà hàng Bát Tiên nằm ở khu sầm uất ở Ma Cao và được khai trương vào năm 1960 do ông Trịnh Lâm làm chủ. Trịnh Lâm và vợ là Sầm Huệ Nghi kết hôn năm 1973, họ có 4 đứa con gái và 1 đứa con trai.

Theo hàng xóm, vợ chồng Trịnh Lâm tốt bụng, là người trung thực, riêng ông Trịnh bị nghiện mạt chược nên thường vào sòng bạc thâu đêm suốt sáng.

Trưa ngày 8/8/1985, một người dân đã phát hiện 8 mảnh tay chân nổi lên ở bãi biển Hac Sa, Coloane, Ma Cao. Sau phút kinh hoàng bạt vía, người phụ nữ này nhanh chóng báo cho cảnh sát. Sau khi điều tra, cảnh sát nhận thấy còn nhiều mảnh thi thể bị đắm chìm dưới biển và kết luận có ít nhất 4 người thiệt mạng. Thời điểm đó, cảnh sát Ma Cao cho rằng kẻ buôn lậu trong quá trình trốn thoát đã ngã xuống biển và bị cá mập tấn công.

Thế nhưng, những ngày sau đó, cảnh sát Ma Cao liên tiếp nhận được nhiều thông tin của người dân về việc phát hiện nhiều mảnh thi thể ở từng nơi khác nhau. Nhân viên pháp y Đại Lục nổi tiếng được mời đến Ma Cao để hỗ trợ phá án nhưng không có tiến triển gì.

Vụ án chỉ dần được hé mở khi tháng 4/1986, Cục Cảnh sát Tư pháp Ma Cao và Cảnh sát hình sự Quảng Châu đã nhận được thư của em trai Trịnh Lâm. Trong thư người này đã viết: “Anh trai Trịnh Lâm đến Ma Cao làm việc trong nhiều năm nhưng bất ngờ mất liên lạc vào tháng 8 năm ngoái. Được biết, nhà hàng và tài sản của anh ấy ở Ma Cao được sở hữu bởi một người đàn ông họ Hoàng. Gần đây, tôi có nghe tin tức rằng ở bãi biển Ma Cao phát hiện tứ chi người. Tôi sợ gia đình anh trai gặp chuyện, kính mong cảnh sát giúp đỡ”.

An ninh - Hình sự - Bí ẩn vụ án chưa từng được làm sáng tỏ trong phim 'Bánh bao nhân thịt người'

Hoàng Chí Hằng và chân dung 10 nạn nhân xấu số

Mười người mất tích được đề cập trong bức thư có Trịnh Lâm (50 tuổi), vợ Sầm Huệ Nghi (42 tuổi), 4 người con gái bao gồm Trịnh Bảo Quỳnh (18 tuổi), Trịnh Bảo Hồng (12 tuổi), Trịnh Bảo Văn (10 tuổi), Trịnh Bảo Hoa (9 tuổi), con trai Trịnh Quan Đức (7 tuổi), mẹ Trịnh Lâm - bà Trần Lệ Dung (70 tuổi), Dì Chín - Trần Lệ Trân (60 tuổi) và đầu bếp của nhà hàng tên Trịnh Bá Lương (61 tuổi).

Từ bức thư của người em trai Trịnh Lâm, cảnh sát bắt đầu điều tra Hoàng Chí Hằng, đồng thời thẩm vấn hơn 20 người hàng xóm quen biết với Trịnh Lâm.

Theo một nhân chứng giao hàng, chiều ngày 4/8/1985, người này vẫn đến nhà hàng giao gà như thường lệ, nhưng qua ngày hôm sau anh thấy nhà hàng treo biển báo nghỉ 3 ngày.

Các chủ mối cung cấp thực phẩm cho biết thêm, khi đến nhà hàng kiểm tra tình hình thì không thấy ông Trịnh mà chỉ thấy người đàn ông xa lạ. Người đàn ông nói rằng gia đình ông Trịnh đã đến Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc.

Hàng xóm nhà bà Trần Lệ Trân cung cấp thêm thông tin, sáng ngày 5/8/1985, có một người đàn ông tầm 30 tuổi đến nhà tìm bà, hắn nói rằng cậu Đức bị sốt nên cần bà ấy hỗ trợ, hai người lên xe rời đi và từ đó không thấy bà Trần Lệ Trân quay lại.

Thời điểm đó, Hoàng Chí Hằng đã 50 tuổi, lại bị bệnh hen suyễn, thêm lời khai của một số nhân chứng khác về thanh niên lạ mặt nên cảnh sát nghi ngờ có một người đàn ông 30 tuổi có liên quan đến vụ án mạng.

Bánh bao nhân thịt người

Vụ thảm sát được xác định xảy ra vào 4 ngày trước khi tìm thấy thi thể tại bờ biển, tức ngày 4/8/1985. Trước khi xảy ra thảm án, vợ chồng Trịnh Lâm đang thiếu Chí Hằng món nợ lên đến 600.000 pataca (tương đương 1,7 tỷ đồng) do cờ bạc. Trịnh Lâm hứa miệng với Chí Hằng rằng trong vòng 1 năm nếu không trả hết nợ thì sẽ đưa giấy tờ nhà hàng thế chấp chỗ Chí Hằng. Thế nhưng sau hơn 1 năm, số nợ lên đến con số 600.000 mà Trịnh Lâm chưa trả được đồng nào, Trịnh Lâm cũng không sang tên nhà hàng cho Chí Hằng như lời hứa trước đó.

Trở lại đêm 4/8/1985, lúc đó Hoàng Chí Hằng đến nhà hàng Bát Tiên, cả gia đình họ Trịnh đang dọn hàng và chuẩn bị đóng cửa. Sau màn đối chất, 2 bên xảy ra xô xát. 

Chí Hằng dùng một chai bia vỡ làm vũ khí, bắt toàn bộ các thành viên trói nhau lại. Vợ của Trịnh Lâm - Sầm Huệ Nghi không nghe lời vội chạy đến ôm chầm lấy con trai khóc lóc khiến Chí Hằng tức giận và ra tay sát hại người phụ nữ này tại chỗ bằng chai bia vỡ.

Sau đó, hắn sát hại lần lượt các thành viên còn lại của gia đình Trịnh Lâm. Trước khi ra tay với nạn nhân cuối cùng là cậu con trai, cậu bé đã hăm dọa sẽ kêu dì Chín (tên thật Trần Lệ Trân) báo cảnh sát bắt hắn. Lo sợ, hắn gọi điện dì Chín  đến nhà hàng với lý do cậu bé bị sốt cao rồi xuống tay luôn với bà.

An ninh - Hình sự - Bí ẩn vụ án chưa từng được làm sáng tỏ trong phim 'Bánh bao nhân thịt người' (Hình 2).

Những phân cảnh được tái hiện trong phim.

Theo lời khai, Hoàng Chí Hằng mất 8 tiếng đồng hồ để thủ tiêu xác chết và đem vứt ngoài biển.

Toàn bộ tội ác của Hoàng Chí Hằng được tái hiện sát sao trong phim The Untold Story. Và nó bị phanh phui như thế nào?

Cảnh sát đã phải dành ra hơn 1 năm trời chơi trò "đấu trí" mới có thể đưa tội ác của Hoàng Chí Hằng ra ánh sáng. Theo đó, cảnh sát thường xuyên lui tới nhà hàng để theo dõi đối tượng.

Ngày 28/9/1986, Hoàng Chí Hằng bị bắt giữ khi đang chuẩn bị rời khỏi nhà hàng. Trong tất cả những lần bị tra khảo, hắn chưa bao giờ nhận tội. Dù phía cơ quan chức năng nắm được không ít chứng cứ để buộc tội hắn (như giấy tờ tùy thân của Trịnh Lâm và gia đình ở chỗ hắn).

Ngày 2/10/1986, Hoàng Chí Hằng chính thức bị truy tố với tội danh giết người hàng loạt, chịu cảnh tạm giam chờ ngày xét xử. Ngày 6/10, hắn thú nhận mọi tội lỗi.

Quá trình ngồi tù, Hoàng Chí Hằng từng bị bạn tù đánh trọng thương. Đối tượng từng thử trốn khi nằm viện nhưng bất thành. Sau đó, Chí Hằng tự sát nhưng lần thứ 2 mới thiệt mạng. Trước khi chết, Hoàng Chí Hằng để lại một bức thư tuyệt mệnh. Dù trong thư ghi rằng hắn tự sát vì không chịu nổi chứng hen suyễn, nhưng nhiều ý kiến cho rằng có lẽ vì hắn không muốn ảnh hưởng đến vợ con.

Một thông tin khác còn cho rằng, Hoàng Chí Hằng từng giết người trước đó. Hắn vốn sinh sống ở Hong Kong, tên cũ là Trần Tử Lương, đã giết chết một kẻ thiếu nợ hắn rồi bỏ trốn sang Quảng Châu, Trung Quốc cũng liên quan đến cờ bạc. Tại đây, hắn kết hôn với con gái một địa chủ giàu có, nhưng vì cuộc hôn nhân bị cấm đoán nên cả hai lại chạy sang Ma Cao sống. Để xóa dấu vết vụ giết người ở Hong Kong, Trần Tử Lương đổi tên thành Hoàng Chí Hằng, rồi cắt đứt ngón trỏ tay trái để phá hủy dấu vân tay, khiến cảnh sát không biết ai là hung thủ.

Dù vụ án có thể kết thúc, nhưng trong phim có 1 chi tiết về những chiếc bánh bao nhân thịt người chưa thể tìm ra lời đáp. Năm đó, cảnh sát Ma Cao cho biết, ngoài tứ chi của nạn nhân thì những bộ phận khác đều không tìm thấy được, vì vậy việc Hoàng Chí Hằng có thực hiện tội ác này hay không vẫn chỉ là tin đồn chưa được xác nhận bởi, hung thủ Hoàng Chí Hằng không trực tiếp thừa nhận tội ác này.

Mộc Miên (T/h)

Xem thêm: lmth.647815a-iougn-tiht-nahn-oab-hnab-mihp-gnort-ot-gnas-mal-coud-gnut-auhc-na-ib/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí ẩn vụ án chưa từng được làm sáng tỏ trong phim "Bánh bao nhân thịt người"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools