Trong mùa dịch, nghề shipper trở nên bận rộn và được chuộng sử dụng hơn bao giờ hết - Ảnh:QUANG ĐỊNH
Một số shipper Grab, Lazada, giao hàng tiết kiệm... đang làm việc tại TP.HCM cho biết đơn hàng mỹ phẩm, thức ăn, đồ gia dụng...tăng cao từ đầu mùa dịch đến nay. Đặc biệt khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 15 của Chính phủ, Chỉ thị 10 của UBND TP thì phần lớn nhân viên văn phòng, nội trợ đều chọn đặt hàng qua ứng dụng. Có những ngày, shipper nhận cả trăm đơn đồ ăn không xử lý kịp.
Đơn "nổ" liên tục
Anh Nguyễn Ngọc Thiện (38 tuổi) – một shipper Grab chia sẻ, trung bình mỗi ngày anh nhận từ 30 đơn hàng đến 50 đơn hàng giao trên ứng dụng GrabFood và GrabExpress.
Hàng hóa giao nhận chủ yếu là cơm hộp, thức ăn nhanh, hàng hóa thì tập trung ngành hàng thời trang, hóa mỹ phẩm... nhẹ nhàng. Nhờ vậy, anh không bị thất nghiệp như nhiều bạn bè của mình, nếu chăm chỉ làm việc thu nhập mỗi ngày của anh trên dưới 500.000 đồng. Với số tiền này, anh Thiện vẫn có thể chi trả các chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Người dân mua online tất cả các loại mặt hàng thời trang, thực phẩm...- Ảnh:HOÀNG AN
Còn chị Trương Thị Hạnh thì phải chuyển từ GrabBike sang giao thức ăn và giao hàng trên ứng dụng này. Trước đây, chị Hạnh chạy GrabBike ở khu vực quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh... để trả tiền thuê trọ và nuôi con ăn học. Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến chị lao đao bởi chị Hạnh nói bây giờ người dân ngại di chuyển trực tiếp đến các cửa hàng hoặc hàng quán để mua thức ăn.
Bên cạnh đó, trường học đều cho học sinh tạm nghỉ chờ qua dịch nên nghề xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ đều trở nên ế ẩm. Nhiều ngày chị ra khỏi nhà từ 6h sáng đến 6h chiều về cũng chỉ có vài cuốc xe.
"Trong khi xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ đìu hiu khách thì shipper lại gặp thời đơn "nổ" liên tục, mấy chú shipper lớn tuổi còn chạy không xuể. Nhận thấy vậy, tôi chủ động chuyển qua chạy GrabFood, GrabExpress nên không bị thất nghiệp, vẫn có việc chạy đều mỗi ngày. Do là phụ nữ nên trường hợp quá tải đơn hàng, gặp hàng nặng cần khuân vác thì tôi sẽ gọi xin lỗi khách không nhận đơn", chị Hạnh nói.
Dù vậy, các shipper cũng bày tỏ dù không phải đối diện với nỗi lo thất nghiệp mùa dịch, nhưng hàng quán còn mở cửa cũng không nhiều nên shipper cũng vất vả đi kiếm quán ăn khi tiếp nhận đơn "Food".
Không chỉ vậy, họ rất lo lắng khi phải làm việc trong môi trường dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay.
Phòng dịch nghiêm, ưu tiên giao hàng không tiếp xúc
Biện pháp giao hàng không tiếp xúc được khách hàng và shipper ưu tiên lựa chọn - Ảnh:HOÀNG AN
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng shipper, tránh lây lan dịch bệnh, các shipper tại TP.HCM chủ động truyền tai nhau phải luôn ý thức phòng dịch.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trọng Hoàng - một shipper chuyên giao hàng Lazada cho biết, đơn hàng đồ gia dụng của anh tăng nhanh ở khu vực TP Thủ Đức. Đây là cơ hội kiếm tiền của giới shipper nhưng chúng tôi không lơ là phòng dịch. Các shipper kiếm tiền phải đi đôi với phòng, chống COVID -19. Anh Hoàng luôn ý thức đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi, chú ý khai báo y tế đầy đủ ngày 2 lần. Nước sát khuẩn cũng được anh trang bị trong thùng hàng, các gói hàng được khử khuẩn sạch tại khu vực giao nhận.
Trong quá trình giao hàng, anh Hoàng không quên nhắc khách hàng đứng cách xa 2m, đeo khẩu trang. Khách hàng cần khử khuẩn gói hàng trước khi mở, sau khi mở gói hàng thì lập tức vứt bao bì và túi giấy bọc hàng không cần dùng tới nữa.
Trên một số ứng dụng, khách hàng được khuyến cáo chọn giao hàng không tiếp xúc. Điều này hạn chế tối đa mọi tiếp xúc gần có thể dẫn tới nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.
Đại diện Grab Việt Nam cho biết, đối với dịch vụ giao nhận hàng, Grab khuyến khích khách và tài xế giao hàng không tiếp xúc. Khi khách vừa book trên app, phần chat với tài xế có chạy sẵn tin nhắn "Giao hàng không tiếp xúc", khách chỉ cần chọn vào là khi tới nơi tài xế sẽ để hàng ở gần đó, đứng lùi ra, khách đến lấy, hai người không tiếp xúc gần. Túi giao hàng cần được vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn.
Đồng thời, tài xế chở khách hoặc giao nhận hàng cần luôn vệ sinh phương tiện, thực hiện các biện pháp 5K, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, kiểm tra nhiệt độ cơ thể 2 lần/ngày…Nếu phát hiện bản thân, hành khách có dấu hiệu ho, sốt nghi mắc COVID-19, lập tức báo cáo lại và đi kiểm tra sức khỏe.
Chị Nguyễn Thị Phượng - một nội trợ thường xuyên đặt hàng online chia sẻ, trong mùa dịch, chị hầu như không ra ngoài nhiều và ưu tiên chọn đặt hàng online, thanh toán online và luôn luôn bật chế độ giao hàng không tiếp xúc trên ứng dụng. Như vậy, chị Phượng vừa mua được món hàng mình cần mà không phải đi lại nhiều, vừa đảm bảo phòng dịch COVID-19. Chị đánh giá shipper ở TP.HCM giao hàng nhanh, thực hiện phòng dịch đúng quy định nhà nước.
Tài xế xe công nghệ, shipper thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch COVID-19 cũng là văn minh giao thông. Hãy nhắc nhở những người xung quanh tham gia giao thông an toàn trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo bạn, đó có phải là văn minh giao thông? Văn minh giao thông luôn có công của từng người tham gia. Bạn chính là đại diện cho thói quen văn minh bạn mong muốn lan tỏa.
Vì vậy, đừng tiếc một hành động chia sẻ để giúp cho thông điệp nhân văn: "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to" có thể được lan tỏa rộng rãi, từ đó truyền cảm hứng đến cộng đồng cùng thay đổi để góp phần cải thiện tình trạng giao thông.
Chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" với thông điệp "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to" bắt đầu diễn ra từ ngày 9-3-2021 đến 9-6-2021 trên phạm vi cả nước.
Độc giả chỉ cần truy cập vào đường link https://bit.ly/3lmEAMZ và thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Đăng nhập và điền đầy đủ thông tin được yêu cầu.
Bước 2: Từ top "10 thói quen được quan tâm", độc giả sẽ chọn 1 thói quen mà bạn mong muốn mọi người thực hiện tốt và bấm nút "Chia sẻ". Màn hình sẽ hiện ra bài chia sẻ với hình thức tấm postcard có hình ảnh của bạn, thói quen bạn muốn chia sẻ và chữ ký điện tử của bạn.
Bước 3: Chia sẻ tấm postcard này lên trang Facebook cá nhân ở chế độ "Công khai" và kêu gọi người thân, bạn bè cùng tham gia chia sẻ.
Những ngày qua, một tài xế xe công nghệ dương tính với COVID-19 khiến những người mưu sinh bằng nghề này lo lắng. Như vậy, họ phải phòng dịch ra sao để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc?
Xem thêm: mth.6970521192601202-91-divoc-hcid-aum-gnort-tab-tat-reppihs-ehgn/nv.ertiout