vĐồng tin tức tài chính 365

Uống cà phê liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính

2021-06-29 14:25

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton ở Anh và Đại học Edinburgh ở Scotland, đã tìm thấy mỗi liên hệ giữa cả cà phê có chứa caffein và không chứa caffein có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính và các tình trạng gan liên quan so với không uống cà phê.

Uống cà phê liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính - ảnh 1
Một nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ giữa việc uống bất kỳ loại cà phê nào và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về gan. Ảnh: NHẬT LINH

Nghiên cứu của họ cho thấy, so với những người không uống cà phê, những người tiêu thụ cà phê giảm 21% nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính, giảm 20% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc mãn tính và giảm 49% nguy cơ tử vong khỏi bệnh gan mãn tính, với lợi ích cao nhất là 3-4 cốc mỗi ngày.

Nhóm nghiên cứu tin rằng hàm lượng kahweol và cafestol cao trong cà phê xay có thể đóng một vai trò nào đó, vì những thành phần này trước đây đã được chứng minh là có lợi đối với các vấn đề về gan ở động vật.

Cà phê hòa tan có hàm lượng kahweol và cafestol thấp cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính. Mặc dù mức giảm rủi ro nhỏ hơn so với cà phê xay, nhưng phát hiện này có thể cho thấy rằng các thành phần khác, hoặc có khả năng là sự kết hợp của các thành phần có thể có lợi.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sức khỏe tại Ngân hàng Biobank của Vương quốc Anh của 495.585 người tham gia, theo dõi họ trung bình trong khoảng 10,7 năm.

Trong nhóm thuần tập, 78% (384.818) tiêu thụ cà phê xay hoặc cà phê hòa tan hoặc cà phê không chứa caffein, trong khi 22% (109.767) không uống bất kỳ loại cà phê nào.

Trong thời gian nghiên cứu, có 3.600 được chẩn đoán mắc bệnh gan mãn tính, 5.439 trường hợp mắc bệnh gan mãn tính hoặc bệnh gan nhiễm mỡ và 184 trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan. Có 301 trường hợp tử vong do bệnh gan mãn tính.

So với những người tham gia không uống cà phê, nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính của những người uống cà phê thấp hơn 21%.

Họ cũng giảm được 19% nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính hoặc gan nhiễm mỡ và giảm 21% nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan. Những người uống cà phê cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh gan thấp hơn 49%.

Uống cà phê liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính - ảnh 2
Lợi ích sức khỏe áp dụng cho tất cả các loại cà phê, bao gồm cà phê có chứa caffein, không chứa caffein, cà phê xay và cà phê hòa tan. Ảnh: NHẬT LINH

Đối với những người uống cà phê từ hạt xay, việc giảm nguy cơ thậm chí còn lớn hơn.

Nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính hoặc bệnh gan mãn tính hoặc gan nhiễm mỡ giảm 35%, phát triển ung thư biểu mô tế bào gan - 34% và tử vong vì bệnh gan - 61%.

Tiến sĩ Adhami giải thích rằng: “Cà phê thực sự có thể giúp ích trong giai đoạn đầu của bệnh gan, khi gan bị viêm để phản ứng với mầm bệnh.”

“Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo mô sẹo và sau này ở những bệnh nhân xơ gan hoặc những bệnh nhân có mô sẹo tiến triển dễ bị ung thư gan nguyên phát. Cà phê cũng hữu ích ở cấp độ đó”, tiến sĩ Adhami cho biết thêm. 

Một hạn chế của nghiên cứu là những người tham gia chủ yếu là người da trắng và có nền tảng kinh tế xã hội cao hơn, nên những phát hiện có thể khó khái quát cho các quốc gia và dân số khác.

Tiến sĩ Oliver Kennedy, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết những phát hiện này có thể thấy cà phê trở thành một phương pháp điều trị phòng ngừa bệnh gan mãn tính.

 “Cà phê được tiếp cận rộng rãi và những lợi ích mà chúng tôi thấy từ nghiên cứu của mình có nghĩa là nó có thể cung cấp một phương pháp điều trị phòng ngừa tiềm năng cho bệnh gan mãn tính. Điều này sẽ đặc biệt có giá trị ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe kém hơn và nơi gánh nặng bệnh gan mãn tính là cao nhất.”, tiến sĩ Oliver Kennedy nói.


Xem thêm: lmth.225699-hnit-nam-nag-hneb-cam-oc-yugn-maig-ned-nauq-neil-ehp-ac-gnou/eohk-gnos-hcas-na/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Uống cà phê liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools