vĐồng tin tức tài chính 365

KTSG số 27-2021: Gian nan hành trình giảm phát thải

2021-06-30 14:27

KTSG số 27-2021: Gian nan hành trình giảm phát thải

Tòa soan KTSG

(KTSG Online) - KTSG tuần này (phát hành ngày 1-7) xin giới thiệu những bài viết ở mục hồ sơ liên quan đến vấn đề giảm phát thải, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, để đánh thuế carbon theo mức độ gây ô nhiễm, chủ yếu dựa vào nguyên tắc “Người gây ô nhiễm trả tiền”.

EU và Mỹ áp thuế carbon - doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì? (Lê Anh Tuấn): Hầu hết các quốc gia lựa chọn chính sách đánh thuế dựa vào lượng khí thải carbon là nhằm thúc đẩy các biện pháp giảm nhẹ các tác động môi trường và xã hội của quá trình phát thải khí nhà kính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Giảm phát thải: cuộc mặc cả lợi ích (Ngọc Phan): Bất chấp những nỗ lực và các cuộc thảo luận quốc tế diễn ra trong nhiều năm cho đến nay, tương lai của vấn đề giảm phát thải nhà kính vẫn khá mờ mịt.

Ý kiến: Quy định “không cần thiết” sao cứ được ban hành!: Câu hỏi được đặt ra ở đây là dù bỏ những quy định “không cần thiết” là đúng, nhưng vì sao những quy định với cách làm ngược lại vẫn cứ được các cơ quan nhà nước ban hành để rồi nay lại bãi bỏ. Đây là vấn đề cần được phân tích và mổ xẻ.

Hỗ trợ nhóm dễ tổn thương: Có tiền rồi thì phải làm sao? (Nguyễn Minh Hòa): Khi có những biến cố xã hội bất thường thì nguồn trông chờ lớn nhất là từ nhà nước, bởi vì chỉ có nhà nước trung ương và các tỉnh thành mới có thể có được các gói hỗ trợ ra tấm ra món và có độ phủ rộng khắp đến các thành phần xã hội.

Hỗ trợ doanh nghiệp: có một cách rất thiết thực! (TS. Võ Đình Trí): Khi thực hiện chính sách thất nghiệp một phần, doanh nghiệp đã được hỗ trợ một phần lớn gánh nặng về chi phí lương, người lao động thì vẫn tiếp tục có thu nhập để trang trải cuộc sống, mà điều này là hết sức quan trọng đối với nền kinh tế.

Tín dụng khởi sắc, các ngân hàng lại muốn được nới “room” (Linh Trang): Việc tín dụng lấy lại đà tăng đã khiến “chiếc áo” hạn mức tín dụng giao cho các ngân hàng dần trở nên chật chội.

Bỏ ngay trần hạn mức tín dụng có được không? (Phan Minh Châu): Trước đề xuất của nhiều người về bỏ trần hạn mức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định sẽ không bỏ trần này, bởi việc điều hành tín dụng bằng chỉ tiêu và định hướng là cần thiết.

Sàn giao dịch nợ VAMC: Viễn cảnh thành “chợ hoang”? (Phan Minh Ngọc): Dường như việc thành lập sàn gia dịch này chỉ là việc chạy theo “quy hoạch” được cho ra đời từ nhiều năm trước, không còn phù hợp, không lường trước được tình hình trong tương lai.

Muốn có nguồn thu từ đất bền vững phải đánh thuế đất phi nông nghiệp (Trần Hùng Sơn): Nguồn thu từ đất đóng vai trò quan trọng đối với ngân sách quốc gia của Việt Nam. Vấn đề là hai trong số ba nguồn thu lớn nhất từ đất hiện nay chỉ thu được một lần.

Tranh chấp hợp đồng giữa EC và AstraZeneca AB: Có phải vấn đề bất khả tư nghị? (Ngô Nguyễn Thảo Vy - Nguyễn Hoàng Thái Hy): Hợp đồng mua vaccin cho mục tiêu sức khỏe công cộng của EC thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư? Có cần thiết phải lưu ý tính chất công của thỏa thuận mua trước vaccin? Kinh nghiệm cho Việt Nam trong các hợp đồng mua vaccin ngừa Covid-19.

Tiền rút ra có vào lại không - trước mắt có thể là không (Hải Lý): Cho dù nhìn dưới góc độ nào, thanh khoản giảm đơn giản là tiền bị rút ra. Tiền rút ra có vào lại không thì chỉ thị trường mới trả lời chính xác.

Chứng khoán đối mặt với mùa thông tin không mấy tích cực (Triêu Dương): Ngày càng xuất hiện nhiều những cảnh báo về bong bóng thị trường chứng khoán, không chỉ từ giới chuyên gia phân tích, mà còn đến từ một số lãnh đạo, cơ quan quản lý, khi cho rằng diễn biến của thị trường chứng khoán đang tách rời với nền kinh tế thực.

Doanh nghiệp tìm động lực tăng trưởng mới, nhà đầu tư sẽ phải chờ (Tuệ Nhiên): Ở góc độ nhà đầu tư, việc doanh nghiệp công bố các chiến lược kinh doanh, mở rộng sang các lĩnh vực khác, có thể giúp đẩy giá cổ phiếu tăng giai đoạn đầu, nhưng về sau giá cổ phiếu có thể chịu áp lực điều chỉnh trở lại, khi nhà đầu tư nghi ngờ khả năng thành công của doanh nghiệp và dòng tiền bị rút ra.

Cổ phiếu dẫn dắt đuối sức, VN-Index khó có bứt phá (Thanh Thủy): VN-Index vẫn tiếp đà đi lên, nhưng thanh khoản toàn thị trường lại duy trì hướng đi xuống.

Vốn điều lệ: thế nào là lớn là nhỏ? (LS. Đỗ Đức Anh): Đăng ký vốn điều lệ 500.000 tỉ đồng thì nghi ngờ, đăng ký 1 triệu đồng thì có được không?

Ký sự tàu Ever Given và kênh đào Suez (Đặng Dương): Cho dù siêu tàu Ever Given không còn làm tắc nghẽn thương mại toàn cầu và sắp được “phóng thích” khỏi khu vực bị “bắt giữ” gần kênh đào Suez, những rắc rối từ sự cố kênh đào Suez vẫn còn ở phía trước…

Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc: Ba mô hình chiến trí thông minh nhân tạo (TS. Lê Thiên Hương): EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ. EU sẽ sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích của người dân. Trung Quốc thì tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến AI thành một công cụ đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

Voilà và chuyện “miếng phô mai miễn phí trong chiếc bẫy chuột" (Long Châu): Dữ liệu cá nhân, doanh thu quảng cáo… không thấm tháp gì so với lợi ích khổng lồ mà AI học được từ tương tác với người dùng. Và bức tranh này hứa hẹn ngày càng có nhiều điều thú vị hơn trong tương lai.

Mừng, lo khi tính chuyện nối du lịch quốc tế (Đào Loan): Tốc độ lây lan dữ dội của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 và tình trạng khan hiếm vaccin ngừa Covid-19 đã khiến giới kinh doanh du lịch thận trọng hơn về kế hoạch đón khách quốc tế trở lại.

Phát triển lãnh đạo kế thừa: nghệ thuật hay kỹ thuật? (Thanh Phương): Bài viết nêu một số nguyên tắc và kinh nghiệm thực tế về việc triển khai kế hoạch phát triển các năng lực lãnh đạo cho đội ngũ kế thừa.

Làm ở nhà và chuyện ứng phó nhanh với đại dịch (Hồ Nguyên Thảo): Hầu như các công ty ở TPHCM ít nhiều bị xáo trộn trong lịch làm việc và nhân sự trong đợt giãn cách hiện nay. Vì vậy tất cả đều nhận ra rằng quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lúc này không còn là lựa chọn mà là tất yếu.

4 yếu tố quan trọng để chuyển đổi số thành công (Huỳnh Kim Tôn): Doanh nghiệp có thể định hướng và lựa chọn riêng cho mình một cách tiếp cận phù hợp làm tăng khả năng thành công trong quá trình chuyển đổi số.

Nâng tầm đặc sản qua thương hiệu cộng đồng (Thuận Hải): Thương hiệu cộng đồng được cho là giúp gia tăng giá trị các đặc sản địa phương, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng nhưng thực tế cho thấy việc xây dựng thương hiệu cộng đồng ở từng địa phương chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nghĩ từ 25.200 tỉ đồng và những con số khác (Đoàn Khắc Xuyên): Để mua 150 triệu liều vacccin cho khoảng 75 triệu người dân để đạt miễn dịch cộng đồng, chỉ cần có khoảng 25.200 tỉ đồng. Ngân sách đã chuẩn bị được 14.000 tỉ đồng nhưng vẫn còn thiếu khoảng 11.000 tỉ đồng... Vậy mà có những khoản chi mà hiệu quả kinh tế không thật rõ ràng cho các hội, đoàn thể là 14.000 tỉ đồng, còn nếu tính đúng tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội thì mỗi năm dao động từ 45.600-68.100 tỉ đồng.

Triết học: vị trí của nữ giới ở đâu (Thiên Kim): Chừng nào xã hội không còn định kiến với người phụ nữ, thì triết học mới không còn là lĩnh vực “đặc trưng” dành cho nam giới. 

Vang ngon chẳng cứ đắt tiền (Thanh Thảo): Thế giới vang lắm điều thú vị, vang ngon chẳng cứ đắt tiền mà lại cho ta vô vàn hiểu biết.   

Tìm ghế cho mình (Diễm Trang): Hãy “đầu tư” cho mình một chiếc ghế vừa vặn, phù hợp với thể chất và sở thích, để sau một ngày dài vất vả ta có thể khép mi thư giãn, thả hồn theo tiếng nhạc dịu êm…

Một cuộc… trốn tìm! (Trần Thanh Bình): Vaccin! Mở rồi đóng. Nhấn nhá rồi ngưng đọng. Ca tụng rồi hoài nghi. Tưởng như cái bàn tay che mắt và câu đếm năm mười của mấy đứa nhỏ kéo dài mãi điệp khúc người tìm kẻ nấp!

Một ca thổi giá cổ phiếu (Nguyễn Vũ): Một quán ăn nhỏ xíu ở vùng quê New Jersey năm ngoái có doanh thu tổng cộng chỉ 13.976 đô la Mỹ nhưng được thị trường định giá đến 113 triệu đô la.

“Hộp cát Phuket” - bước chạy đà cần thiết của ngành du lịch Thái (Song Thanh): Thái Lan đang nỗ lực thu hút du khách quốc tế quay trở lại, với bước chạy đà đầu tiên mang tên “Hộp cát Phuket”. Kế hoạch mở cửa này được kỳ vọng có thể mở ra triển vọng phục hồi cho ngành du lịch Thái Lan, vốn đã chịu nhiều thiệt hại do tác động của đại dịch Covid-19.

Trung Quốc: DNNN và địa phương trước nguy cơ vỡ nợ (Lạc Diệp): Giới đầu tư đang có tâm lý e ngại nắm giữ trái phiếu của các chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc, trong bối cảnh nguy cơ vỡ nợ ngày càng gia tăng còn sự bảo lãnh từ Bắc Kinh dần sụt giảm.

Xem thêm: lmth.iaht-tahp-maig-hnirt-hnah-nan-naig-1202-72-os-gstk/798713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTSG số 27-2021: Gian nan hành trình giảm phát thải”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools