Để tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ đến các đại lý thu của cơ quan BHXH (đại lý thu ở các phường xã, đại lý thu bưu điện,... hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH) để làm thủ tục.
Cụ thể thủ tục cần làm gồm: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT),...
Về số tiền đóng, căn cứ Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng, do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Theo Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức thu nhập tháng thấp nhất để chọn là 700.000 đồng, bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, và cao nhất là 29.800.000 đồng, bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng trên mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn: người thuộc hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ 30% (46.200 đồng/tháng); hộ cận nghèo 25% (38.500 đồng/tháng), và các trường hợp khác 10% (15.400 đồng/tháng).
Do đó, mức đóng thấp nhất là 138.600 đồng/tháng, và dự kiến mức lương hưu được hưởng là khoảng trên 464.000 đồng/tháng đối với nam, và trên 567.000 đồng/tháng đối với nữ.
Mức đóng cao nhất bằng 6.540.600 đồng/tháng, và dự kiến mức lương hưu được hưởng với mức đóng này là khoảng 19.700.000 đồng/tháng đối với nam, và hơn 24.100.000 đồng/tháng đối với nữ.
Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau: đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019; đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Xem thêm: mth.95951907103602202-uuh-gnoul-gnouh-coud-iht-oas-ar-ueiht-iot-neyugn-ut-hxhb-gnod/nv.ahos