Chốt phiên, chỉ số công nghệ Nasdaq dẫn đầu đà giảm của thị trường khi mất 1,33% giá trị. Trong khi các chỉ số Dow Jones và S&P 500 ghi nhận mức giảm nhẹ.
Nếu tính theo 6 tháng đầu năm, chỉ số Nasdaq đã mất gần 30% giá trị - mức giảm sâu kỷ lục. Trong khi Dow Jones và S&P 500 lần lượt ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng 60 và 52 năm qua.
Sự lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra trong bối cảnh thị trường phải đối mặt với hàng loạt yếu tố bất lợi từ dịch bệnh COVID-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine, những lo ngại về lạm phát cho tới việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Nỗi lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái được dự báo sẽ tiếp tục gây áp lực lớn lên Phố Wall trong thời gian tới.
Ông Paul Kim, Giám đốc điều hành công ty Simplify ETFs ở New York, nhận định có lẽ nền kinh tế đang bước vào suy thoái và vấn đề quan trọng giờ đây là mức độ suy thoái đến đâu. Chuyên gia này cho rằng khả năng cao kinh tế Mỹ sẽ không thể "hạ cánh mềm".
Số liệu kinh tế được công bố ngày 30/6 tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa", khi thu nhập khả dụng giảm, chi tiêu tiêu dùng yếu hơn, trong khi lạm phát vẫn "nóng" và số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Các số liệu gần đây cho thấy dù lạm phát dường như đã đạt đỉnh trong tháng 3, nhưng vẫn đang vượt xa mức mục tiêu 2% mà FED đặt ra. Những lo ngại về lạm phát đang đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng và đe dọa lợi nhuận doanh nghiệp.
VTV.vn - Tính riêng các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ đã mất hàng trăm tỷ USD khi thị trường chứng khoán đi xuống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.73403148010702202-yk-paht-ueihn-gnort-tahn-et-man-uad-aun-nahn-ihg-ym-naohk-gnuhc/et-hnik/nv.vtv