Khoảng thời gian nửa đầu năm 2022 thực sự đã rất xáo trộn, tốn kém tiền bạc và thời gian của nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng năm 2022 mới chỉ trôi qua nửa năm, thị trường chứng khoán sẽ có nhiều cú dịch chuyển và đảo chiều trước khi năm kết thúc, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải
Sau khi có nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất tính từ năm 1970, thị trường chứng khoán Mỹ giờ đây đương đầu với rủi ro lạm phát, suy thoái kinh tế tăng cao cũng như mối đe dọa đến lợi nhuận doanh nghiệp từ việc niềm tin người tiêu dùng đi xuống.
Khi mà gần như tất cả mọi người trên phố Wall đều dự báo sai về triển vọng năm 2022, nhà đầu tư hiện giờ đang tập trung vào một nhóm các yếu tố có khả năng gây ra lạm phát đình đốn cũng như có thể gây tổn hại đến định giá cổ phiếu.
"Tiếp theo thị trường sẽ sụt giảm thêm 10% chứ không tăng lên. Việc thị trường có hồi phục được hay không sẽ còn tùy thuộc vào định hướng chính sách của ngân hàng trung ương, và chúng tôi nghĩ rằng khó có khả năng đó xảy ra trong vài tháng tới", trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Horizon Investments chỉ ra.
Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nâng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát chứ không bơm tiền ngập thị trường như giai đoạn năm 2008 và năm 2020, động thái đã khiến cho thị trường tăng điểm rất mạnh trong khoảng thời gian vừa qua.
Từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đã chứng kiến nhiều phiên giảm trong ngày rất mạnh, chỉ số S&P 500 mất hơn 2% trong 14 phiên, năm 2022 trở thành một trong những năm có nhiều phiên giảm điểm sâu nhất, theo số liệu của Bloomberg với 2 thập kỷ vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ số CBOE, chỉ số đo nỗi sợ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, hiện đang ở dưới ngưỡng từng thấy của nhiều thị trường sụt giảm khác, như vậy thị trường chứng khoán vẫn chưa có được đợt "thanh sạch" cần thiết để có thể tăng điểm bền vững.
Tính theo lịch sử của những đợt thị trường giảm điểm trước đây, chỉ số S&P 500 sẽ hồi phục trước thời điểm cuối năm 2022. Trong những năm suy thoái kinh tế, đây lại là một câu chuyện khác, trước tiên thị trường sẽ có nhiều đáy mới.
Chuyên gia Michael J. Wilson tại Morgan Stanley, một trong những tổ chức có quan điểm bi quan nhất trên phố Wall, khẳng định chỉ số S&P 500 sẽ cần phải giảm thêm từ 15 đến 20% xuống ngưỡng khoảng 3.000 điểm để có thể phản ánh chính xách quy mô của sự suy giảm kinh tế. Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại ngân hàng SaxoA/S, ông Peter Garnry, trong khi đó cho rằng đáy của thị trường sẽ ở mức thấp hơn khoảng 35% so với mức đỉnh của tháng 1/2022, như vậy thị trường sẽ còn giảm thêm 17% nữa.
"Cổ phiếu các doanh nghiệp ví như Tesla hay Nvidia, giá trị các loại tiền mã hóa sẽ có những điều chỉnh trước khi hoạt động đầu cơ quá mức được loại bỏ và đáy được thiết lập", ông Garnry nói.
Còn các chuyên gia lạc quan trên phố Wall trong khi đó lại cho rằng dù nửa sau năm 2022 có tăng trưởng tốt hơn so với nửa đầu, nhưng cũng sẽ không đủ để lấy lại toàn bộ số điểm đã mất. Tại châu Âu, các chiến lược gia dự báo chỉ số Stoxx 600 sẽ giảm khoảng 4%. Hiện tại chỉ số giảm khoảng 17%.
Trong bối cảnh thị trường suy giảm, ước tính lợi nhuận nhìn chung khá tích cực. Các tính toán này sẽ đương đầu với phép thử khi mà các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu công bố kết quả lợi nhuận quý 2/2022 trong vòng 2 tuần nữa. Cho đến nay nhu cầu tiêu dùng vẫn ổn dù rằng tâm lý tiêu dùng đi xuống, thế nhưng có nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy rằng tiêu dùng Mỹ đang chững lại.
Giám đốc điều hành tại quỹ Van Lanschot Kempen, bà Anneka Treon, nhận xét: "Tiêu dùng thường tăng lên bởi không ngừng tăng lên bởi khoảng thiếu hụt đã bị bù đắp nhờ tiền tiết kiệm người dân có trong đại dịch. Và tất nhiên tiêu dùng theo cách đó rất bền vững".
Hoàn toàn có khả năng thị trường sẽ đi xuống, ước tính biên lợi nhuận hiện giờ được coi như quá lạc quan. Đối với Goldman Sachs, biên lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ sẽ giảm trong năm tới, dù kinh tế có suy thoái hay không.
Tại châu Âu, các chuyên gia phân tích của Stoxx 600 lạc quan nhất từ năm 2001, theo số liệu của Bloomberg. Chỉ số của Citigroup theo dõi diễn biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cho thấy sự sụt giảm mạnh nhất từ năm 2020, số lượng các cổ phiếu châu Âu bị hạ xếp hạng hiện mới chỉ bắt đầu cao hơn số cổ phiếu được nâng hạng.
Đức là thị trường thuộc nhóm rủi ro cao nhất bởi chịu tác động từ việc Nga giảm nguồn cung khí đốt gây tổn hại đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Trung Mến
Nhịp sống kinh doanh
Xem thêm: nhc.50354819030702202-2202-man-uas-aun-gnort-71-ned-meht-maig-eht-oc-ym-naohk-gnuhc/nv.zibefac