Rất thích cà phê dạo phố cùng bạn bè mà tiền làm thêm chỉ có vỏn vẹn 3 triệu đồng nên săn voucher là thứ mà Diện (quận Đống Đa, Hà Nội) luôn quan tâm đầu tiên khi mua sắm bất kỳ thứ gì.
"Dùng voucher tôi thấy tiết kiệm được rất là nhiều tiền. Chẳng hạn tôi đã mua được cốc nước với giá là 0 đồng vì bạn mình có voucher mua 1 tặng 1. Với voucher tôi có thể tiết kiệm được 30 - 50%", bạn Diện chia sẻ.
"Voucher bây giờ rất là dễ, chỉ cần giơ cái voucher ấy ra là áp được mã", bạn Duy (quận Hòa Kiếm, Hà Nội) nói.
Voucher - cứu cánh GenZ thời bão giá.
Theo PwC, giá cả và sự thuận tiện vẫn là những yếu tố quan trọng nhất để hút người tiêu dùng khi có tới gần 70% người được khảo sát ưu tiên nhận được ưu đãi tốt nhất khi mua sắm tại cửa hàng hoặc trực tuyến. Vì thế phát hành voucher để tặng kèm cho người mua hàng được đánh giá là cách "khôn khéo" của doanh nghiệp, vừa kéo khách đến sử dụng dịch vụ nhiều hơn, vừa tri ân khách thân thiết.
Rõ ràng voucher rất hấp dẫn nhưng nếu cứ chạy theo săn deal mà không kiểm soát tài chính cá nhân thì mua hời mà lại chẳng hời.
Đa dạng hình thức khuyến mại, dễ dàng sử dụng trong thời gian dài là cách mà nhiều nhãn hàng đang hút khách hiện nay để phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, để tránh tiêu tiền thiếu kiểm soát, genZ cần lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm theo các quy tắc phù hợp.
VTV.vn - Có “muôn hình vạn trạng” cách thức người tiêu dùng chủ động ứng phó với áp lực tăng giá cả trước mắt và dài hạn của hàng hóa, dịch vụ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.11384100130702202-aig-oab-ioht-zneg-hnac-uuc-rehcuov/et-hnik/nv.vtv