vĐồng tin tức tài chính 365

Củng cố hồ sơ, xem xét truy cứu hình sự người mua bằng lái xe giả

2022-07-04 03:32

Về 5 ổ nhóm tội phạm này, Phòng CSHS-CATP Hà Nội đã bắt giữ và triệu tập 51 đối tượng liên quan, khởi tố 32 bị can với tội danh làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức.

Đầu năm 2022, trong quá trình nắm địa bàn, trinh sát Phòng CSHS CATP Hà Nội phát hiện, trên một số trang mạng xã hội như Facebook, Zalo có nhiều tài khoản Fanpage group đăng công khai nội dung cung cấp giấy phép lái xe máy, giấy phép lái xe ô tô các loại. Tất cả các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe được đăng tải trên các trang mạng này đều không được Nhà nước giao nhiệm vụ hay cấp phép.

Nghi vấn đây là hoạt động phi pháp, trinh sát đã tiến hành điều tra. Đáng nói là, đối tượng khẳng định là có tổ chức thi nhưng sẽ có người thi hộ người có nhu cầu nên giấy phép lái xe này không hoàn toàn là giả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơ sở công khai giấy phép lái xe họ cung cấp là giả nhưng giống giấy phép lái xe thật đến 99,9% mà giá cả thì bằng 1/10 kinh phí đào tạo để được cấp giấy phép lái xe.

Thêm nữa, sau khi đặt hàng, chỉ trong vòng từ 5 đến 7 ngày thì giấy phép lái xe sẽ được giao đến tận nhà, khách hàng phải chi trả từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng cho một giấy phép lái xe máy; 2 triệu đến 7 triệu đồng cho một giấy phép lái xe ô tô tùy loại. Tất cả những thông tin trên đều được trao đổi qua mạng xã hội hay điện thoại chứ hầu hết các đối tượng không lộ mặt.

Từ những thông tin thu thập được, Phòng CSHS nhận định, hoạt động của các đối tượng có dấu hiệu của tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức nên đã báo cáo Ban Giám đốc CATP cho xác lập chuyên án để tập trung lực lượng, phương tiện kịp thời đấu tranh triệt phá.

Sau khi thu thập các tài liệu liên quan, Phòng CSHS nhận định các hội nhóm đối tượng này hoạt động với quy mô rất lớn tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Nhận thấy mối nguy hại to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là sự mất an toàn của người dân khi tham gia giao thông đường bộ, Ban chuyên án đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khác nhanh chóng điều tra, ngăn chặn hành vi phạm tội.

Kết quả điều tra phát hiện, đường dây sản xuất giấy phép lái xe giả được thực hiện bởi nhiều đối tượng. Tại thời điểm điều tra xác minh, có ít nhất 5 nhóm ở Hà Nội, Nam Định và TP.HCM tổ chức sản xuất giấy phép lái xe giả. Trong đó, Phạm Văn Vũ (SN 1997, trú tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) cầm đầu nhóm 1; Đỗ Văn Phúc (SN 1988, cùng trú tại xã Giao Yến) cầm đầu nhóm 2; Hoàng Quang Duy (SN 1996, trú tại xã Quyết Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) cầm đầu nhóm 3; Lưu Công Chí (SN 1993, cùng trú tại xã Giao Yến) cầm đầu nhóm 4 và Trần Văn Công (SN 1997, trú tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM) cầm đầu nhóm 5.

Các đối tượng trong vụ án

Trong số 5 đối tượng cầm đầu thì Đỗ Văn Phúc là đối tượng duy nhất từng bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa bắt về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, sau khi được tại ngoại thì đối tượng rời Thanh Hóa lên Hà Nội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Quyết định phá án, Ban chuyên án đã tung 12 tổ công tác đồng loạt có mặt tại TPHCM, Nam Định, Hà Nội để bắt giữ 51 đối tượng liên quan.

Tại CQĐT, các đối tượng khai: Mỗi nhóm thường có từ 5 đến 10 đối tượng, mỗi đối tượng sẽ đảm nhận một nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của đối tượng cầm đầu từ thiết kế Fanpage Facebook, Zalo, chạy quảng cáo tìm kiếm khách hàng trả lời tin nhắn, nhận thông tin cá nhân của người có nhu cầu sử dụng giấy phép lái xe giả. Thông tin khách hàng sau đó sẽ được nhập vào máy tính, bộ phận in ấn sẽ in thành một giấy phép lái xe giả, một bộ hồ sơ gốc giả. Sau khi in xong giấy phép lái xe, đối tượng móc nối với nhân viên bưu điện để gửi số giấy phép lái xe giả này tới người đặt mua. Khách hàng trả tiền xong, bưu cục sẽ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vào app giả của đối tượng cầm đầu.

Tang vật trong vụ án

Trong vụ án này, các đối tượng còn móc nối với một số nhân viên của các đơn vị chuyển phát nhanh. Như trong vụ này, cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ Nguyễn Bá Dương làm trong công ty chuyển phát nhanh bưu điện EMS có trụ sở tại đường Tân Xuân, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã chuyển hồ sơ bằng giả này đến các bưu cục từ đầu cấp, sau đó sẽ chuyển đến những người có nhu cầu. Tổng số tiền mà Nguyễn Bá Dương đã nhận được từ việc tiếp tay cho đối tượng Vũ phạm tội là 130 triệu đồng.

Theo cơ quan điều tra, trong vòng chưa đầy 2 năm, nhóm này in ấn bản trót lọt ra thị trường là gần 80.000 bằng, chứng nhận giả, thu lợi bất chính khoảng 20 tỷ đồng. Hàng tháng trừ chi phí, đối tượng cầm đầu các nhóm bỏ túi từ 500 đến 600 triệu đồng.

Con số bị can bị khởi tố vẫn chưa dừng lại vì Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội vẫn tiếp tục củng cố tài liệu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đã đặt mua sử dụng giấy phép lái xe giả để đối phó với lực lượng chức năng trong quá trình tham gia giao thông hoặc sử dụng số giấy tờ giả đó vào các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Trà My

Xem thêm: lmth.054331_teiv-neyux-mahp-iot-yad-gnoud-auc-aig-ex-ial-pehp-yaig-aum-iougn-us-hnih-uuc-yurt/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Củng cố hồ sơ, xem xét truy cứu hình sự người mua bằng lái xe giả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools