Lãnh đạo không chỉ là chức danh mà quan trọng hơn là khả năng ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Theo anh Lang Công Đạt, có 5 cấp độ để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc. Cấp độ 1 bắt đầu từ quyền vị trí - khi bạn được trao một chức vụ và mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền lực. Cấp độ thứ 2 là lãnh đạo về mối quan hệ - người có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với nhân sự của mình. Khi người lãnh đạo tạo ra kết quả và khiến mọi người cảm nhận được sự thành công, bạn đã đạt đến cấp độ thứ 3 của nhà lãnh đạo xuất sắc. Phát triển hơn nữa, cấp độ 4 là người lãnh đạo giúp người khác tạo ra kết quả và cuối cùng, bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc khi bạn có thể truyền cảm hứng, tạo niềm tin và tạo ra giá trị riêng biệt của bản thân. Một nhà lãnh đạo thực chiến ít nhất phải là người tạo được kết quả cho chính bản thân và đội nhóm của mình.
Anh Lang Công Đạt trong các buổi đào tạo nhân viên
Trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ trở thành nhà lãnh đạo từ rất sớm. "Tôi nhận thấy các nhà lãnh đạo trẻ hiện nay có khả năng học tập, thay đổi và thích ứng nhanh. Trong bất kì ngành nghề nào, vai trò của nhà lãnh đạo trẻ đều rất quan trọng vì họ chính là tương lai của doanh nghiệp. Tôi có một lời khuyên tới các nhà lãnh đạo trẻ hiện nay: Đừng coi đây là một vị trí lãnh đạo, hãy coi đó là sự nghiệp của mình. Nếu muốn thành công khi còn trẻ, bạn phải coi doanh nghiệp bạn đang làm là doanh nghiệp của chính mình và đặt hết tâm huyết của mình vào đó" - anh Lang Công Đạt chia sẻ.
Vậy theo anh Đạt, bí quyết nào để trở thành nhà lãnh đạo thực chiến?
Nhà lãnh đạo không thể đạt được những kết quả to lớn nếu thiếu đi tham vọng. Ngày nay, các nhà lãnh đạo muốn tạo ra sự khác biệt đòi hỏi phải tham vọng nhiều hơn. Tham vọng đánh dấu bằng một mục tiêu lớn hơn - một sự khuyến khích để tạo ra điều gì đó lớn hơn những gì họ đang có. Nếu nhà lãnh đạo có lý tưởng và khát vọng đủ lớn, nhân viên sẽ sẵn sàng đi theo bạn.
"Nếu nhà lãnh đạo có lý tưởng và khát vọng đủ lớn, nhân viên sẽ sẵn sàng đi theo bạn" - anh Lang Công Đạt chia sẻ.
Không chỉ cần có tham vọng lớn, nhà lãnh đạo phải có tư duy chiến lược và khả năng thực thi mục tiêu. Với tư duy logic cùng sự sáng suốt, người lãnh đạo mới có thể phân tích sâu sắc và lập nên kế hoạch hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đề ra. Đây chính là điều quyết định liệu nhân viên có ở lại với lãnh đạo hay không. Càng làm việc chi tiết, nhà lãnh đạo mới có thể thành công.
Khả năng thu phục và đào tạo nhân tài cũng là một trong ba yếu tố được Lang Công Đạt nhắc tới. Khái niệm nhân tài được Co-founder Gein Academy định nghĩa là nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp. Chỉ khi thu phục được nhân tài thì nhân viên mới có mục tiêu và định hướng chung với doanh nghiệp. Không dừng lại ở việc chiêu mộ nhân tài, để nhân viên đồng hành cùng mình lâu dài, nhà lãnh đạo phải khiến nhân viên ngưỡng mộ và cho thấy những giá trị mà nhà lãnh đạo mang lại cho nhân viên. Điều này có thể bắt đầu từ những hành động lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu nhân viên cho đến giúp nhân viên trở thành những phiên bản tốt hơn của họ ở hiện tại.
Với kinh nghiệm 7 năm lãnh đạo và xây dựng đội nhóm, anh Lang Công Đạt cảm thấy hài lòng khi đã giúp nhân viên của mình tìm ra giá trị của bản thân và ngày một phát triển hơn. Bằng những buổi làm việc, đào tạo, nhân viên của anh dần hiểu được giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp, vượt qua những "nỗi sợ vô hình" của bản thân và đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp. "Cách chúng ta làm một việc là cách chúng ta làm những điều còn lại" là câu nói mà anh luôn nhắc nhở nhân viên của mình, và chỉ khi bạn trở thành một nhân viên xuất sắc, bạn mới có thể là một nhà lãnh đạo giỏi.
http://tintuc.vdong.vn/07/1412235.htmÁnh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.92185112140702202-neihc-cuht-oad-hnal-ahn-hnaht-ort-teyuq-ib-3/nv.zibefac